Trên bàn cờ tướng có 32 quân cờ được chia thành 16 quân đen và 16 quân đỏ (hoặc trắng), các quân cờ bao gồm: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng. Dưới đây là hình dáng và tên gọi của các quân cờ trong cờ tướng:
Bộ cờ tường có chữ Hoa (bản gốc):
Trong đó, các quân cờ được chia làm 3 loại:
– Tối quan trọng: Là quân Tướng. Đây là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, vì bên nào “ăn” được quân này của đối phương là thắng. Tuy vậy, nó cũng là quân yếu nhất do khả năng di chuyển và ăn quân hạn chế.
– Phòng thủ: Quân Tượng và quân Sĩ: Đây là 2 quân có nhiệm vụ bảo vệ cho quân Tướng. Do đó 2 quân này không thể vượt qua “ sông”.
– Tấn công: Bao gồm các quân còn lại. Những quân này làm nhiệm vụ tác chiến và tấn công, ăn quân và đạt mục tiêu cuối cùng là ăn được quân Tướng của đối thủ . Chúng có thể qua “ sông” và đi khắp nơi trên bàn cờ.
Bàn cờ tướng là một hình chữ nhật với 90 điểm cắt, (do 9 đường dọc, 10 đường ngang hợp thành), ngăn giữa 2 bên người chơi là một khoảng trống, gọi là “Sông”. Mỗi bên người chơi có 1 vùng quan trọng nhất, gọi là “Cửu Cung” hay thành. “Cửu Cung” là hình vuông lớn (do 4 ô vuông nhỏ hợp thành), bên trong có 2 đường kẻ chéo.
Để có thể ghi chép lại các nước cờ, người ta đánh dấu bàn cờ mỗi bên trái sang phải từ 9 đến 1. Các quân cờ được sắp xếp trên bàn cờ như trên hình
Là quân tối quan trọng nhất trên bàn cờ của mỗi bên. Mỗi bên cố gắng hết sức để giữ con tướng của mình và tấn công con tướng của bên kia. Quân tướng chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang, dọc mỗi lần 1 ô, trong một vùng Cửu cung – Thành. Xét về khả năng chiến đâu, quân Tướng là quân yếu nhất trên bàn cờ. Tuy nhiên nhiên, trong nhiều tình huống, đòn “ lộ mặt tướng” lại tỏ ra rất mạnh. ( chú giải thêm về lộ mặt tướng ở phần sau).
Là quân cờ phòng thủ, có đóng vai trò hộ giá ngay cạnh cho quân Tướng và cũng chỉ được di chuyển trong “Thành”. Quân Sỹ di chuyển chéo, mỗi lần 1 ô nếu không bị cản bởi quân khác.
Đứng bên cạnh Quân sĩ trên bàn cờ. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ và không di chuyển được nếu có 1 quân nằm ở giữa 2 ô cờ đó. Tượng không được qua sông sang nửa bàn cờ bên đối phương. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới. Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Một Tốt qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hay 1 Tượng. Tuy nhiên khả năng phòng thủ của Tượng nhỉnh hơn nên nếu Sĩ là 2 thì Tượng là 2,5.
Quân Xe là quân tấn công mạnh nhất trong các quân cờ bởi khả năng tấn công và phòng thủ linh hoạt. Xe có thể di chuyển rộng khắp bàn cờ theo đường đi dọc – ngang bao nhiêu ô tùy ý nếu không bị cản bởi quân cờ khác. Giá trị của Xe thường tính là bằng 2 Pháo hoặc Pháo Mã.
Quân Pháo đi theo chiều thẳng đứng hoặc ngang giống quân Xe, nhưng nếu muốn ăn quân, cần có 1 quân ở giữa đóng vai trò như “ ngòi” ( kể cả quân mình hay quân đối phương”). Quân Pháo là quân tấn công khá mạnh, nếu nó kết hợp với quân Xe thì sẽ rất mạnh.
Quân mã có cách di chuyển phức tạp nhất trong số các quân cờ, nó di chuyển theo hình chữ L hay hình vuông 2×1. Nếu có quân nào đang đứng ở 1 trong 2 góc của ô Mã đứng thì quân Mã sẽ không thể di chuyển lên góc của ô tiếp theo ở phía đó. Do vậy quân này có khả năng cơ động kém Xe và Pháo.
Quân Tốt khi chưa qua Sông thì nó đi thẳng và ăn thẳng theo chiều dọc. Sau khi đã qua Sông thì Tốt có thể di chuyển theo cả 2 chiều ngang và dọc. Nó chỉ di chuyển mỗi lần 1 ô và chỉ tiến lên không được lùi lại.
Hai bên người chơi, mỗi bên nhận một bên quân. Một người nhận cờ Đỏ, một người nhận cờ Đen. Mục đích của hai bên là Tướng của đối thủ – hai bên tìm các cách di chuyển các quân của mình theo đúng luật để ăn quân cờ của đối phương nhằm chiếu bí Tướng của đối thủ để giành thắng lợi.
– Ăn quân/ bắt quân: khi một quân cờ di chuyển đến 1 vị trí mà tại đó có quân của đối phương thì quân của đối phương sẽ bị ăn và đưa ra khỏi bàn cờ, đồng thời quân của bạn sẽ chiếm được vị trí đó.
– Chống tướng: hai quân Tướng không được phép nằm trên cùng 1 hàng dọc mà ở giữa không có quân nào. Nước đi để 2 quân Tướng vào vị trí Chống tướng được coi là không hợp lệ
– Chiếu tướng: Nước đi uy hiếp làm tiền đề để nước tiếp theo có thể ăn quân Tướng của đối phương. Khi đi nước chiếu tướng, bên đi có thể hô “ Chiếu tướng” hoặc không cần hô. Bên bị chiếu tướng phải tìm cách chống đỡ bằng cách di chuyển Tướng hoặc dùng quân khác cản trở,
che chắn cho Tướng.
– Chiếu bí: Chiếu bí cũng là một nước chiếu tướng nhưng bên bị chiếu không có khả năng chống đỡ.
Trận đấu cờ kết thúc thường đưa tới 2 kết thúc: Cờ thắng – thua và Cờ hòa
– Cờ thắng nếu một bên đạt được một trong số các tình huống sau:
+ Chiếu bí được Tướng đối thủ.
+ Chiếu Tướng đối phương và đối phương không chống đỡ được.
+ Khi Tướng đối phương và quân của đối phương bị vây chặt không thể di chuyển thì tuy rằng chưa bị chiếu hết cờ, nhưng đối phương vẫn bị coi là thua cờ.
+ Đối phương phạm luật cấm, không chịu thay đổi nước đi.
+ Đối phương tự tuyên bố xin thua.
+ Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
+ Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bị xử thua.
+ Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
+ Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
– Thua cờ
+ Không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
+ Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
+ Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ.
– Cờ hòa: nếu các bên xảy ra các trường hợp:
+ Ván cờ hai bên không có bên nào có khả năng thắng, tức hai bên không có khả năng chiếu bí tướng của nhau.
+ Một bên đề nghị hòa, bên còn lại đồng ý nhận hòa.
+ Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi tốt đã sang sông và tiến lên một bước.
+ Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
+ Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm.
+ Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.
+ Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
Như vậy, để biết cách chơi cờ tướng cơ bản nhất thì trước tiên bạn chỉ cần phải nắm rõ từng quân cờ, ký hiệu và cách di chuyển của từng quân cờ. Sau đó là cách chơi và cách phân thắng, thua và cờ hòa. Khi các bạn đã thành thạo, các bạn mới bắt đầu tìm hiểu đến các thế cờ hay và nhiều thứ quan trọng khác. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kí hiệu, tên gọi cách đi các quân Cờ tướng – Luật chơi Cờ Tướng do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.