Pyraminx Rubik được tạo ra bởi Uwe Mèffert ( người Đức) vào năm 1971, nhưng nó chính thức được cấp bằng sáng chế vào năm 1981, sau sự thành công vang dội của Rubik lập phương trên thế giới. Mèffert cũng là người phát minh ra rất nhiều phiên bản giải đố khác như Megaminx, Skewb, Skewb Diamond, Teraminx, Dogic…Các nhà phát minh khác đã lấy cảm hứng về cơ chế 4 trục của Pyramix để phát triển ra các phiên bản khác, trong số đó, Tony Fisher đã tạo ra Golden Cube và Golden Egg.
Cuộc thi vô địch thế giới WCA dành cho Pyramix được tổ chức đầu tiên vào năm 2003 và người dành chiến thắng là Andy Bellenir ( người Mỹ) với thành tích là 14,09 giây. Ngày nay, kết quả quay Rubik Tam giác tốt nhất chỉ trong vòng từ 1 đến 3 giây, nhưng kỉ lúc thế giới thực tế chỉ dưới 1 giây!
Hình Rubik đầu tiên ở trên không phải là hình ảnh của Pyraminx 2×2 bởi vì nó quá đơn giản. Để giải nó, bạn chỉ cần xoay các đỉnh là hoàn thành ngay lập tức. Nó được gọi là Pyramorphinx, chỉ là khối hình 2×2, không phải là một dạng câu đố.
Hình thứ 3 là phiên bản giải đố Master Pyraminx 4×4.
Khối Skewb Cube cũng là một phiên bản hình dạng Pyraminx. Bởi nó cũng giống như Pyraminx ở kết cấu lõi bên trong.
Trước khi giải Rubik Tam giác bạn cần nhớ các kí hiệu cơ bản để có thể học các thuật toán xoay Rubik một cách nhanh chóng, tương tự như khi học xoay Rubik lập phương.
Được kí hiệu bằng các chữ cái: U, L, F, R, là các từ viết tắt của các từ tiếng Anh tương ứng.
U ( Up) ; L ( Left) ; F ( Front ) ; R ( Right)
Mỗi chữ cái viết hoa tên các đỉnh được hiểu là xoay đỉnh đó theo chiều kim đồng hồ 1 góc 120 độ. VD: L
Mỗi chữ cái kèm theo dấu “ ‘ ” ở trên hoặc chữ “ i” , được hiểu là xoay đính đó ngược chiều kim đồng hồ 1 góc 120 độ: VD: L’.
Các mảnh của Rubik Tam giác được chia làm 3 loại khác nhau:
Mảnh đỉnh: kí hiệu là A, gồm 4 mảnh
Mảnh trung tâm: kí hiệu là B, gồm 4 mảnh, chúng sẽ được gắn với viên đỉnh
Mảnh cạnh: kí hiệu là C, bao gồm 6 mảnh.
Xem thêm chi tiết hơn: Các kí hiệu cần nhớ khi chơi Pyraminx
Việc giải Rubik Tam giác dễ dàng hơn rất nhiều việc giải Rubik lập phương. Nó có 3.732.480 hoán vị chỉ tương tự như số hoán vị của khối Pocket Rubik 2x2x2.
Để giải quyết Rubik Tam giác, bạn chỉ cần ít hơn 12 lần xoay, dù cho nó đang ở mức độ hoán vị phức tạp đến thế nào. Dưới đây, mình trình bày phương pháp đơn giản nhất để bạn có thể thực hiện:
Việc giải Rubik Tam giác bắt đầu từ việc xoay 4 góc A để khớp với các miếng trung tâm. Việc xoay bước 1 là khá đơn giãn vì ba cạnh của mảnh trung tâm ( B) được liên kết với nhau.
Kết thúc bước 1 bạn sẽ được như hình dưới đây, đảm bảo 4 đỉnh khớp với màu của tất cả các mặt.
Trong bước này, chúng tôi cần giải quyết ba viên cạnh xung quanh góc trên cùng.
Những mảnh đánh dấu * là những mảnh bạn có thể tự giải được bằng trực giác. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu công thức giải cho mảnh màu xám còn lại.
Có hai vị trí mà mảnh màu xám có thể ở là dưới bên Trái hoặc ở dưới bên Phải. Sử dụng thuật toán Phải và Trái bên dưới tùy thuộc vào hướng chèn.
Thuật toán bên Phải: R F R’ F’
Thuật toán bên trái: L’ F’ L F
Sau bước 2, chúng ta chỉ còn lại 1 vài các cạnh cần được hoán vị lại. Áp dụng 1 trong số các công thức sau tùy thuộc vào từng trường hợp:
Hoán vị theo chiều kim đồng hồ: U’ F U F’
Hoán vị ngược chiều kim đồng hồ: U L’ U’ L
Lật cạnh: F U’ F’ U F’ L F L’
Như vậy chỉ sau 3 bước đơn giản là chúng ta sẽ hoàn thành xong việc giải Rubik Tam giác Pyraminx rồi.
Sau khi đã tập luyện thành thạo việc giải Pyraminx cơ bản, bạn có thể thử sức mình với các phương pháp giải Pyraminx nâng cao, tham khảo Hướng dẫn giải Pyraminx nâng cao bằng phương pháp L4E
Hoặc thêm khảo thêm Phương pháp giải Pyraminx nâng cao bằng 1- Flip, WO và Nutella
Tham khảo thêm cách giải Rubik khác
– Cách giải Rubik 2x2x2
– Cách giải Rubik 3x3x3
– Cách giải Rubik tam giác
– Cách giải Rubik Skewb Cube
– Cách giải Rubik Gương ( Mirror)
– Cách giải Rubik 5x5x5
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách giải Rubik Tam giác ( Pyraminx) do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.