– Số lượng người chơi: Nhóm từ 10 người trở lên, càng đông sẽ càng vui, và cần người để gõ cây sào.
– Địa điểm: Những nơi có mặt phẳng rộng như sân trường, công viên…
– Dụng cụ: Những thanh tre, nứa, nhựa dài khoảng 2-3m, có thể là 6-8 cây sào con (nhỏ hơn), và 2 sào cái làm kê (to hơn), bề mặt nhẵn.
– Chia đội chơi: Tập thể sẽ chia ra làm 2 đội, một đội nhảy và một đội gõ sào cho các bạn nhảy
– Cách gõ sào: Lấy sào cái làm con kê, lấy sào con gài lên trên, số lượng chẵn và gài song song với nhau. Bố trí người cầm sào để gõ, mỗi người ở mỗi đầu, tay cầm 2 cây sào. Gõ theo nhịp điệu 1234, 1234, 1234… đến nhịp thứ tư thì đập 2 cây sào lại với nhau.
– Người nhảy sạp:
+ Nhảy đơn: người nhảy sẽ nhảy vào các khoảng trống giữa các sào, cẩn thận nhịp 4 người gõ sẽ đập sào vào nhau nên một số khoảng trống cần rút chân nhanh, không sẽ bị đập trúng chân.
+ Nhảy đôi: 2 người nhảy sẽ đứng song song và quay mặt vào với nhau, cầm tay nhau, và cùng nhảy theo nhịp gõ của cây sào.
+ Có thể nhảy kết hợp với múa theo nhịp điệu, con trai cầm khèn, con gái múa quạt.
– Những lưu ý và lợi ích của trò chơi:
– Lợi ích: Rèn luyện sự khéo léo, tăng sức bật của chân, rèn luyện sức khỏe; đem lại những giây phút thoải mái sau những giờ học và làm việc căng thẳng.
– Lưu ý: Khi gõ sào nên gõ nhẹ tránh lúc đập vào chân gây bị thương; đối với trẻ nhỏ, thầy cô và bố mẹ nên hướng dẫn một cách tỉ mỉ tránh xảy ra tai nạn trong lúc chơi.
– Có thể nhảy theo nhịp điệu bài hát cho thêm phần sôi động và náo nhiệt, ví dụ như: Xòe hoa, Sòn đô sòn…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách chơi trò chơi Nhảy Sạp do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.