Chọi gà không phân biệt độ tuổi đăng ký tham gia chơi mà chỉ phụ thuộc vào gà thủ của người đó
Số lượng chơi không giới hạn tuy nhiên phải là số chẵn vì thi đấu theo cặp.
Nên lựa chọn những không gian rộng rãi, thoải mái và không có vật cản gây nguy hiểm cho các gà thủ trong khi thi đấu. Có thể kể đến một số địa điểm như là sân nhà, sân đình, khu đất trống,…
Theo kinh nghiệm của một số vùng thì lựa gà nòi sẽ lựa con theo mẹ vì người dân quan niệm rằng”chó giống cha, gà giống mẹ”. Như vậy để tìm được con gà nòi thì phải dựa trên tiêu chí:
– Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền
– Cổ to, dài, thẳng
– Lưng rộng, cánh dài
– Đùi to, phần đùi dài hơn phần cánh
– Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.
Hoặc cũng có thể lựa gà nòi chuẩn theo dân gian truyền miệng là “đầu công, mình cốc, mắt ốc, chân chì, cánh vỏ trai, quản ngắn, chẳng thua ai”.
Ngoài ra, theo các sư kê cho biết, họ sẽ chọn những con gà có mào cao, vểnh sang trái, màu đỏ tươi vì loại này sẽ nhanh nhẹn, đá dai và rất khỏe. Không chỉ vậy, loại có cựa sắt nhọn cũng sẽ được chú ý đến bởi đây xem như là vũ khí tối thượng khi lâm trận. Một chú gà được gọi là “thần kê” nếu như có cựa nhật nguyệt- loại cựa mà đầu có một điểm đen và trắng, nhưng may mắn lắm mới tìm được loại gà này.
– Trước khi tham gia thi đấu, các chủ gà phải đăng ký với ban tổ chức nhằm mục đích phân chia ngẫu nhiên các cặp đấu với nhau
– Mỗi trận đấu thường có 7 hồ, mỗi hồ thi đấu trong thời gian 15 phút, nghỉ 5 phút.
– Người giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là một bữa ăn thịnh soạn từ bên thua trận và cùng nhau chia sẻ về những kinh nghiệm nuôi gà chọi.
– Khi có tiếng trống báo bắt đầu, hai chủ gà sẽ ôm gà chiến của mình vào sới, khi tiếng trống dừng thì chủ gà sẽ thả gà vào sới và vào vị trí quan sát màn tranh đấu của hai “gà thủ”.
– Hai con gà chọi lao vào mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, cổ họng, ức của đối phương rất quyết liệt. Có những trận đấu ngang tài ngang sức diễn ra đến cả mấy tiếng đồng hồ làm người xem rất thích thú và bàn tán sôi nổi xung quanh trận đấu. Nếu gà nào thua được gọi là “Kỳ tử” hoặc nếu chủ gà thấy được trước khả năng thua của gà mình thì có thể xin trọng tài kết thúc trận đấu sớm hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách chơi Chọi gà ( Đá gà) do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.