Bóng đá hay Túc cầu (tiếng Anh-Anh: Football, tiếng Anh-Mỹ: Soccer) là môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ trên sân. Trò chơi sử dụng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân.
Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng (trừ trường hợp ném biên). Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu.
Các môn thể thao tương tự bóng đá hiện đại (với mục đích đá bóng vào khung thành đối phương) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu. Theo FIFA thì dạng bóng đá cổ xưa nhất bao gồm đầy đủ các kỹ thuật chơi bóng có lẽ xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 TCN được gọi là môn xúc cúc.
Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Ngày nay, bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình, trở thành môn thể thao được yêu nhất trên thế giới.
Sân bóng đá có hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang, bề mặt của sân có thể là mặt sân cỏ tự nhiên hoặc mặt sân cỏ nhân tạo. Bắt đầu từ năm 2008, để tiêu chuẩn hóa kích thước của sân bóng dành cho các trận đấu quốc tế, IFAB đã quyết định đặt kích thước cố định là: chiều dài 105m và chiều rộng 68m (thay vì chiều dài tối thiểu và tối đa từ 100m đến 110m và chiều rộng tối thiểu và tối đa từ 64m đến 75m như trước).
Cấu tạo sân bóng đá bao gồm:
– Hai đường giới hạn dài hơn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc.
– Hai đường giới hạn ngắn hơn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang.
– Các đường giới hạn đều không rộng hơn 12 cm.
– Đường thẳng kẻ suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau, gọi là đường giữa sân.
– Ở chính giữa đường giữa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm đó làm tâm kẻ đường tròn bán kính 9m15, đó là đường tròn giữa sân.
Từ điểm cách cột dọc 5m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m50, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng và đường biên ngang gọi là khu cầu môn. Khung thành thế giới có chiều ngang 7.32m cao 2.44. Tuy nhiên áp dụng trong bóng đá Việt Nam thì bề ngang hẹp hơn 7.12m cao 2.4m.
Từ điểm cách cột dọc 16m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song vuông góc với biên ngang và có độ dài 16m50, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22 cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 11m, đó là điểm phạt đền. Lấy điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 9m15, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt 11m.
Ở mỗi góc sân được cắm cột cờ góc không nhọn đầu và cao tối thiểu 1m50. Phía ngoài đường giữa sân cách 2 đường biên dọc tối thiểu 1m có thể đặt 2 cột cờ.
Lấy tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.
Ở chính giữa mỗi đường biên ngang được đặt một khung cầu môn. Cầu môn được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 7m32, (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2m44 (tính từ mép dưới xà ngang).
Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12 cm. Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách chắc chắn. Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn. Chất liệu lưới cầu môn phải bằng sợi vải, sợi đay hoặc sợi ny lon. Các cột dọc, xà ngang của cầu môn phải được sơn màu trắng.
Bóng đá chia thành 2 đội chơi. Trên sân, khi vào trận, mỗi đội có tất cả 11 cầu thủ. Dù vị trí có thể được sắp xếp lại theo cách bố trí của huấn luyện viên nhưng thường thì sẽ có 4 hậu vệ, 4 tiền vệ, 2 tiền đạo và một thủ môn.
– Hậu vệ thường đứng trong phần sân của đội nhà nhằm cản phá đối phương ghi bàn. Họ cần có những đường phá bóng tốt và thường có thể hình to lớn hơn những cầu thủ còn lại.
– Tiền vệ chạy nhiều nhất: họ vừa phòng ngự, vừa tham gia tấn công. Tiền vệ thường là người tổ chức tấn công và cần có khả năng giữ cũng như chuyền bóng tốt.
– Tiền đạo có nhiều cơ hội sút bóng nhất. Tiền đạo cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt, có khả năng sút bóng uy lực và chính xác. Đó thường là những cầu thủ nhanh nhất trên sân.
– Thủ môn bảo vệ khung thành và là cầu thủ duy nhất có thể dùng tay chơi bóng (nhưng chỉ trong vòng cấm địa của đội nhà). Thủ môn phải là người nhanh nhẹn, mềm dẻo, có khả năng phán đoán nhanh và truyền đạt tốt.
Người chỉ đạo chiến thuật cho đội bóng làhuấn luyện viên, vị trí này không phải là quy định bắt buộc được ghi trong Luật bóng đá, nhưng thực tế lại là người đóng vai trò rất quan trọng trong chiến thắng của mỗi đội chơi.
Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên, những người này có toàn quyền điều khiển trận đấu theo các quy định của Luật bóng đá, quyết định của trọng tài chính dù đúng hoặc sai cũng thường là quyết định cuối cùng và không thể đảo ngược. Ngoài ba trọng tài làm việc trên sân còn có một trọng tài thứ tư (còn gọi làtrọng tài bàn) quản lý việc thay người, theo dõi thời gian bù giờ và thay thế trọng tài trên sân trong trường hợp cần thiết.
Một trận thi đấu bóng đá thông thường diễn ra trong hai hiệp chính thức liên tiếp, mỗi hiệp gồm 45 phút ngăn cách bằng 15 phút nghỉ giữa giờ. Sau khi hiệp 1, hai đội bóng sẽ phải đổi sân cho nhau để có sự công bằng trong vòng 1 phút. Người có quyền bắt đầu và kết thúc trận đấu là trọng tài chính. Trong các tình huống phải dừng bóng hoặc bóng ra ngoài sân, trọng tài sẽ tính thêm giờ, thời gian chết này sẽ được chơi bù vào cuối mỗi hiệp đấu (được gọi là những phút bù giờ), thời gian bù giờ là ít hoặc nhiều đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của trọng tài chính, kể cả trường hợp nó khác biệt so với thời gian bù giờ do trọng tài thứ tư công bố trên bảng điện tử.
Trong các giải thi đấu vòng tròn, một trận đấu có thể kết thúc với tỉ số hòa, tuy nhiên trong các trận đá loại trực tiếp (như ở các giải Cúp hoặc các trận playoff), bắt buộc phải xác định được một đội giành chiến thắng. Trong trường hợp này, nếu kết thúc 90 phút của 2 hiệp chính hai đội vẫn hòa, họ sẽ phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ liên tiếp, mỗi hiệp 15 phút không có nghỉ giữa giờ. Nếu hết 2 hiệp phụ mà kết quả vẫn hòa, hai đội sẽ phải thi đá luân lưu 11 m (hai đội thay phiên nhau thực hiện các quả đá phạt đền) để xác định đội giành chiến thắng. Các bàn thắng ghi được trong hai hiệp phụ sẽ được tính vào kết quả chung cuộc, tuy nhiên các bàn thắng ghi trong những loạt đá luân lưu 11 m sẽ không được tính (mà chỉ dùng để xác định kết quả thắng thua).
Trong thập niên 1990 và 2000, IFAB đã cho thử nghiệm luật Bàn thắng vàng, theo đó nếu trong hiệp phụ có một đội ghi được bàn thắng trước, trận đấu sẽ lập tức kết thúc với kết quả thắng cho đội vừa ghi bàn. Luật bàn thắng vàng đã được sử dụng ở cấp độ thế giới trong World Cup 1998 và World Cup 2002 với Pháp là đội tuyển đầu tiên tận dụng được lợi thế này khi giành chiến thắng trước Paraguay bằng bàn thắng vàng của Laurent Blanc (năm 1998), Pháp cũng là đội vô địch ở giải đấu năm 1998. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996, đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đã giành chức vô địch sau chiến thắng trước đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc bằng bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004, luật bàn thắng vàng được thay thế bằng luật Bàn thắng bạc theo đó nếu kết thúc hiệp phụ đầu tiên mà có một đội dẫn trước về tỉ số, trận đấu sẽ kết thúc với chiến thắng dành cho đội có lợi thế về tỉ số. Tuy nhiên hiện nay IFAB đã bỏ việc thử nghiệm cả hai luật này.
Trong các trận đấu loại trực tiếp theo thể thức lượt đi-lượt về, thông thường người ta sẽ tính tới luật bàn thắng sân khách. Theo đó nếu sau hai trận mà hai đội có kết quả chung cuộc hòa nhau, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách sẽ là đội giành chiến thắng. Tuy nhiên không phải giải đấu lớn nào cũng sử dụng lợi thế này, ví dụ như tại Copa Libertadores ở Nam Mỹ.
Lỗi phạt trực tiếp dành các cầu thủ thi đấu trên sân vi phạm 1 trong 6 lỗi dưới đây:
1. Đá hay tìm cách đá đối phương
2. Ngáng hay tìm cách ngáng đối phương
3. Nhảy vào đối phương
4. Chèn vào đối phương
5. Đánh hay tìm cách đánh đối phương
6. Xô đẩy đối phương
Khi các cầu thủ trên sân vi phạm các lỗi trong bóng đá trên mà theo quy định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hay dùng sức quá mạnh, thổ bạo thì đội bóng kia sẽ được hưởng quả đá phạt trực tiếp.
Ngoài ra, đội bóng đối phương cũng được hưởng quả đá phạt trực tiếp khi cầu thủ vi phạm 1 trong 4 lỗi sau:
1. Lôi kéo đối phương
2. Xoạc lấy bóng nhưng chạm đối phương trước rồi mới chạm bóng
3. Nhổ nước bọt vào đối phương
4. Cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu vực phạt đền của đội mình)
Những quả phạt trực tiếp sẽ được cầu thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.
Lỗi phạt đền được trọng tài thổi khi các cầu thủ trên sân vi phạm 10 lỗi trên ở trong khu vực phạt đền của đội mình, không cần biết bóng đang ở đâu nhưng đang trong trận đấu nên sẽ bị lỗi phạt đền.
Lỗi phạt gián tiếp là lỗi ít xảy ra trên sân nhất trong các lỗi trong bóng đá. Phạt gián tiếp xảy ra khi thủ môn có các hành vi 1 trong 5 lỗi sau sẽ bị phạt gián tiếp:
1. Chạm hay bắt bóng trở lại sau khi bóng đã vào cuộc nhưng bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác
2. Giữ bóng trong tay quá lâu ở thời gian hơn 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc
3. Bắt bóng trực tiếp từ quả ném biên của đồng đội và có hành động câu giờ
4. Dùng tay chạm bóng khi đồng đội đưa bóng về bằng chân
Thả bóng lăn vào cuộc lại nhận bóng lại bằng tay
Ngoài thủ môn bị lỗi phạt gián tiếp trên, khi các cầu thủ thi đấu trên sân vi phạm các lỗi sau đây cũng sẽ bị phạt gián tiếp:
1. Ngăn cản đường tiến của đối thủ
2. Chơi bóng một cách lăn xả nguy hiểm
3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vài cuộc
4. Vi phạm bất cứ lỗi nào không được nói ở trên mà bị ở mức nhẹ là cảnh cáo, nặng thì truất quyền thi đấu
Lỗi phạt gián tiếp cũng được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.
1. Có hành vi phi thể thao
2. Có hành động hay lời lẽ phản đối quyết định của trọng tài
3. Trì hoãn trận đấu
4. Liên tục vi phạm Luật
5. Không tuân thủ về cự ly trong những quả phạt hoặc phạt góc
6. Vào hay trở lại sân chưa có sự đồng ý của trọng tài
7. Tự ý rời sân khi đang thi đấu khi chưa có sự đồng ý của trọng tài
1. Có hành vi bạo lực
2. Có lối chơi thô bạo
3. Nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ người nào khác
4. Dùng lời lẽ hoặc hành động lăng mạ, sỉ nhục
5. Ngăn cản một bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn của đối phương khi cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn ở trong khu phạt đền đội mình)
6. Ngăn cản cơ hội ghi bàn của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ bị xử phạt quả trực tiếp hoặc phạt đền
7. Nhận thẻ vàng thứ 2 của trận đấu
Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ sẽ rời sân thi đấu và đội bóng kia sẽ thực hiện quả đá phạt ngay tại điểm lỗi.
Một trong những lỗi thường xuyên chúng ta có thể bắt gặp trong bóng đá chính là “lỗi việt vị”.
Vị trí việt vị trong bóng đá là vị trí đáp ứng các điều kiện sau:
– Cầu thủ đứng ở phần sân của đối phương
– Có ít hơn 2 cầu thủ của đội bạn đứng giữa cầu thủ và đường biên ngang cuối sân đội đối phương
– Cầu thủ đó có tham gia vào đường bóng
– Cầu thủ đó đứng ở hướng tấn công khung thành đội bạn
Với 3 điều kiện đầu tiên, thủ môn được tính là một cầu thủ của đội đối phương, mặc dù thủ môn thường đúng ở vị trí thấp nhất trong đội hình nhưng ở một thời điểm bất kỳ thì không nhất thiết thủ môn sẽ thuộc hai cầu thủ đội bạn cuối cùng.
Theo Luật Bóng Đá sửa đổi năm 2005, các điều kiện thứ hai và thứ tư được hiểu rõ là “[…]cầu thủ ở vị trí việt vị nếu bất cứ bộ phận nào của anh ta mà được phép chạm bóng ở gần đường biên ngang cuối sân đối phương hơn so với bóng và cầu thủ đối phương thứ 2 (cầu thủ đối phương thứ 1 thường là thủ môn).”
Một cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không được coi là phạm lỗi việt vị nếu anh ta không tham gia vào đường bóng và ngược lại cầu thủ này sẽ bị xử phạt việt vị khi chạm bóng hoặc nhận bóng từ đồng đội theo, nhận định từ trọng tài cầu thủ đó tham gia vào đường bóng một cách tích cực như:
– Tham gia vào tình huống bóng
– Cản trở đội đối phương
– Cố tình chiếm lợi thế trong tình huống việt vị
Ném biên từ đường biên dọc là hình thức bắt đầu lại trận đấu khi bóng bị bay ra khỏi đường biên dọc ở hai bên sân, người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội bất kỳ. Đội còn lại sẽ được ném biên từ đường biên dọc (điểm bóng dừng lại ngoài sân).
Một đội được hưởng quả ném biên khi: toàn bộ trái bóng, sau khi chạm vào một cầu thủ của đội bất kỳ, ra khỏi đường biên dọc phía bên trái hoặc bên phải sân, trên mặt đất hay trong không gian.
Từ quả ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận là hợp lệ khi tiếp xúc chân ít nhất một cầu thủ khác.
Quả đá phát bóng từ khung thành là một cách thức để tiếp tục trận đấu.
Một đội được hưởng quả đá phát bóng khi: toàn bộ trái bóng, sau khi chạm vào một cầu thủ của đội đang tấn công, ra khỏi đường biên cuối sân, trên mặt đất hay trong không gian và không có bàn thắng được ghi (theo luật 10 về bàn thắng).
Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ một quả đá phát bóng, chỉ khi ghi vào lưới đội đối phương. Nếu ghi vào lưới nhà thì đối phương được hưởng quả phạt góc.
Phạt đền, còn gọi là đá phạt 11 mét, penalty, là một kiểu đá phạt trong bóng đá, vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ khung thành và thủ môn của đội bị phạt. Đây là cú đá chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự.
Trên thực tế, thường các quả đá phạt được biến thành bàn thắng ngay cả khi thủ môn có đẳng cấp quốc tế. Điều này có nghĩa rằng phạt đền mang tính chất quyết định, đặc biệt trong các trận đấu có tỉ số thấp. Đá trượt phạt đền thường ảnh hưởng nặng tới tâm lýcầu thủ vì đã bỏ lỡ 1 cơ hội dễ dàng để ghi bàn.
Quả Phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu trong Bóng đá. Nó được phát minh ra lần đầu tiên tại Sheffield trong bộ luật Sheffield năm 1867. Quả phạt góc được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá Anh vào ngày 17 tháng 2 năm 1872.
Một quả phạt góc được trao cho đội tấn công khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang trên sân phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự (kể cả thủ môn). Từ quả đá phạt góc, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng sẽ được tính.
Trong phần lớn các trường hợp, trợ lý trọng tài là người thông báo một quả phạt góc sẽ được thức hiện bằng cách sử dụng lá cờ của mình chỉ vào cung đá phạt góc (vòng cung mỗi góc sân) ở phần sân phía bên họ. Tuy vậy phần sân mà quả phạt góc sẽ được thực hiện chỉ xác định khi trọng tài chỉ vào cung đá phạt góc liên quan.
Rê bóng là khống chế, kiểm soát bóng trong khi chạy. Cách rê bóng tốt là chạm bóng đủ mạnh để đưa nó tới trước và đủ nhẹ để giữ nó trong tầm khống chế và cách xa đối thủ.
– Bạn có thể rê bóng phía cạnh trong giày trên ngón chân (mũi chân hướng dưới mặt đất) và thậm chí là bên ngoài giày. Cách an toàn nhất có lẽ là rê bóng phía trong giày, nhưng tùy theo tình huống mà bạn sử dụng các phần khác nhau của giày.
– Học cách rê bóng ở tốc độ khác nhau. Khi bạn chạy ở đường biên, rê bóng khác với khi bạn giữ vị trí hậu vệ.
– Khi bạn rê bóng chậm, bạn giữ bóng ở gần bên cạnh. Khi bạn rê bóng nhanh hơn, bạn thỉnh thoảng có thể đá bóng lên trước và chạy theo bóng. Thường thì điều này xảy ra khi bạn đã đánh bại đối thủ. Nguyên do là hầu hết cầu thủ chạy nhanh hơn khi không có bóng so với khi rê bóng.
Chuyền bóng chính là đưa bóng đến đúng nơi mà bạn muốn bằng cách dùng lực ở má chân tác động vào quả bóng. Cách này ít lực hơn, nhưng mà độ chính xác cao hơn. Khi bạn đã biết cách chuyền cơ bản, bạn có thể thử xoáy, móc bóng để chuyền cho đồng đội. Cách thực hiện:
– Khi chuyền bóng, bạn cần giữ cho mũi chân hướng lên trên và gót chân tì trên mặt sân.
– Đọc vị trí. Nếu đồng đội đang chạy, hãy đá bóng lên phía trước để người đó có thể chạy đến và nhận bóng.
– Để treo bóng, dùng má trong bàn chân nhưng chếch về phía trước nhiều hơn (tạo một góc 45 độ về phía đích đến thay vì gần như thẳng góc) khi đá.
– Lái bóng cần luyện tập nhiều hơn đôi chút: ở đây bạn cần chạm bóng bằng má ngoài bàn chân trong lúc đưa chân theo chuyển động hình lưỡi câu.
Sút bóng được hiểu là việc dùng lực mạnh ở chân để đưa tìm cách đưa bóng vào cung thành của đối thủ, thường được thực hiện khi ở gần khung thành đối phương. Tuy nhiên, thường thì rất khó để có thể đến gần khung thành đối phương đến vậy và bạn sẽ cần đến cả sức mạnh lẫn sự chuẩn xác trong cú sút của mình.
– Chạm vào bóng ở vị trí của dây giày chính giữa, bàn chân chúc xuống. Giữ chân chúc xuống cho đến khi sút xong.
– Dùng hông đưa bóng. Nếu cần, đá chân chéo qua người để có thêm lực. Khi đó, cả hai chân sẽ được nâng lên khỏi mặt sân.
Phòng thủ cầu môn thường bị đánh giá thấp hơn nó đáng được hưởng. Nó có thể rất khó để kèm và lấy lại bóng từ đối thủ.
– Đừng để bị lừa bởi những đòn nghi binh, lừa, giữ mắt trên bóng. Một cầu thủ bóng đá chơi tốt có thể lừa bóng qua phía bạn. Họ hi vọng dùng động tác giả cơ thể để làm bạn rối trí. Đừng để bị lừa. Giữ mắt trên bóng mọi lúc, không phải trên cầu thủ.
– Đứng che bóng và cầu gôn. Nói cách khác đừng để bóng ra phía sau bạn. Điều này nghe dễ hơn là thực hiện. Gây áp lúc trên bóng nhưng đồng thời cho đối thủ đủ không gian để anh ta không vượt tới phía sau bạn.
Ngoài ra, còn có các kĩ năng khác cần học như: đánh đầu, tung hứng, đá phạt… là các kĩ năng mà bạn cũng cần rèn luyện để chơi bóng giỏi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách chơi Bóng đá cơ bản do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.