Tứ sắc là trò chơi phổ biến nên đối tượng nào biết chơi đều có thể chơi, không phân biệt gái trai, già trẻ.
Số lượng người chơi đẹp nhất là dành cho 4 người, tuy nhiên nếu có 2,3 người vẫn có thể chơi được.
Đây là trò chơi không cần di chuyển nên chỉ cần tìm không gian thoải mái là có thể bày bài để chơi. Có thể kể đến các địa điểm như đình làng, thôn, góc sân, vườn,…
Bộ bài tứ sắc có tổng cộng 112 lá, được làm từ chất liệu giấy bìa, hình chữ nhật, kích thước nhỏ và ngắn. Trên mặt quân bài chỉ viết chữ chứ không có hình minh họa kèm theo.
Phía mặt ngoài lá bài chỉ có một màu và các đạo quân khác nhau nhưng có giá trị như nhau cho mỗi loại quân cùng tên.
Trong bộ bài có 7 đạo quân (tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã và tốt) mỗi đạo quân có 16 lá bài chia đều theo 4 màu, mỗi màu có 28 lá là xanh, vàng, trắng và đỏ. Cụ thể
Đạo quân/ Màu | Trắng | Xanh | Vàng | Cam |
Tướng (帥) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Sĩ (仕) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Tượng (相) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Xe (俥) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Pháo (炮) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Mã (兵) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Tốt (卒) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Tổng | 28 lá | 28 lá | 28 lá | 28 lá |
Các quân, nhóm quân được gọi là chẵn khi thỏa mãn các điều kiện như:
– Có từ 2 đến 4 lá bài giống nhau và cùng một màu
– Riêng quân Tốt (chốt) có thể từ 3 đến 4 lá bài khác màu
– Tướng có từ 1 đến 4 lá bài
Bốn lá bài giống nhau cùng màu được gọi là quan, còn ba lá giống nhau cùng màu gọi là khạp.
Các quân, nhóm quân được gọi là lẻ khi: Bộ ba Tướng -Sĩ – Tượng hoặc Xe – Pháo – Mã cùng màu
Những lá bài thừa không được xếp vào nhóm chẵn hoặc lẻ thì được gọi chung là rác hay cu ki
Mỗi người chơi sẽ được chia 20 lá bài khác nhau. Người cầm cái sẽ được chia 21 lá. Số lá bài còn lại sẽ được để ở giữa bàn để làm nọc
Người chiến thắng trong trò chơi là người làm tròn được bài của mình (không còn quân bài rác trên tay). Trường hợp chưa có người thắng mà bộ nọc chỉ còn 7 lá thì ván đấu được tính là hòa.
Khi ăn tỳ (lá bài đầu tiên được người cái đánh xuống) xong, người chơi sẽ phải bỏ lá bài rác trên tay xuống, nếu không thực hiện theo mà để người chơi khác về nhất thì sẽ phải chịu phạt thay cả làng
Ván bài được bắt đầu từ người làm cái. Người chơi cái sẽ chọn một lá bài bất kỳ trên tay xuống bàn. Lá bài đầu tiên này có tên gọi là Tỳ. Người chơi tiếp theo nếu có quân bài hợp lệ ăn được quân Tỳ thì sẽ được quyền ăn đồng thời sẽ bỏ một quân bài rác trên tay của mình xuống bàn và tiếp tục theo luật chơi. Còn nếu như không ăn được thì sẽ bốc một lá bài từ nọc lên, đồng thời mất quận chơi.
Trường hợp bài tới chẵn
Để thắng được ván bài này thì cần đợi đối thủ hoặc chính người chơi bốc được lá tượng trong bài nọc. Hoặc nếu sở hữu 2 lá của bộ chẵn mà người khác đánh ra thì được láy tạo thành bộ và tới bài.
Bài bụng là tên gọi khi mà người chơi có bộ Xe-Pháo-Pháo-Mã, Xe-Pháo-Mã-Mã hoặc Xe-Xe-Pháo-Mã. Khi sở hữu những quân bài này thì sẽ tạo thế khó cho người chơi và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để xử lý tốt.
Ví dụ: Nếu bạn đang có trong tay bộ Xe-Pháo-Mã-Mã mà người chơi đánh con “mã” thì bạn sẽ không được ăn mà thay vào đó phải chờ người chơi đánh cặp “xe-pháo” thì bạn mới có thể ăn để tạo thành cặp
Lưu ý:
Cách tính điểm khi chơi rất quan trọng nhằm xác định ra người giành chiến thắng, quy định tính điểm như sau:
Đôi: Không lệnh
Tướng: 1 lệch
3 con khui: 1 lệch
4 con khui: 6 lệnh
Khạp: 3 lệnh
Quằn: 8 lệnh
Bốn chốt khác mau: 4 lệnh
Tới: 3 lệnh
Khi kết thúc ván bài, số lệnh trên tay phải là số lẻ, nếu người chơi kết thúc bằng số chẵn thì coi là sai luật và sẽ bị phạt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách chơi Bài tứ sắc do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.