Cách làm xúc xắc đầu tiên mà Thủ thuật chơi muốn giới thiệu đó là cắt từ giấy.
Ưu điểm của cách làm này đó là đây là cách làm đơn giản nhất và nhanh nhất. Dụng cụ chuẩn bị để làm bạn có thể có sẵn tại nhà như giấy, kéo, bút chì… Xúc xắc có thể làm to nhỏ tùy ý muốn.
Nhược điểm của cách làm này đó là xúc xắc của bạn sẽ không được cứng cáp lắm, do chất lượng giấy, các miếng gấp có thể bị móp méo trong quá trình làm. Viên xúc xắc không có độ nặng nhất định nên việc xúc xắc có thể không chuẩn.
Các bước để tiến hành làm xúc xắc cắt từ giấy như sau:
Lựa chọn một loại giấy tương đối cứng cáp như giấy bìa để làm khuôn xúc xắc. Xác định kích thước của xúc xắc mà bạn muốn làm, ở bài viết này, mình sẽ làm một xúc xắc có kích thước các cạnh là 5cm nhé.
Khuôn mẫu giấy gấp xúc xắc sẽ có hình dạng bao gồm 6 hình vuông kết nối, kèm theo đó là các tai giấy để làm mép dán.
Cách vẽ khuôn như sau:
– Vẽ một hình chữ nhật kích thước 5cm x 20 cm trên giấy bìa. Trong đó 5cm là kích thước của viên xúc xắc muốn làm, 20 cm là 4 lần của kích thước viên xúc xắc muốn làm. Bạn hiệu chỉnh số liệu này cho phù hợp với kích thước muốn làm nhé.
– Chia hình chữ nhật vừa vẽ thành 4 hình vuông kích thước 5cm x 5cm.
– Vẽ thêm 2 hình vuông vào bên phải của hình vuông thứ hai, và bên trái của hình vuông thứ ba. Như vậy ta đã có 6 mặt hình vuông của viên xúc xắc.
– Vẽ 7 tai giấy như mẫu khuôn. Nhớ nhìn kĩ và chính xác vị trí của các tai giấy nhé. Tai giấy độ rộng khoảng 1.5 cm, cắt vạt 2 đầu góc 45 độ tạo thành một hình thang cân.
Sau khi hoàn thành bước 1, chúng ta có xong khuôn giấy xúc xắc như bản mẫu. Dúng kéo hoặc dọc giấy để cắt khuôn giấy này tách ra khỏi miếng bìa ban đầu.
Lưu ý chỉ cắt các viền bao xung quanh khuôn giấy, không cắt dời các hình vuông ra. Nếu bạn cắt sai dù chỉ một đường cắt thì bắt buộc phải vẽ lại một khuôn mới.
Sau khi cắt xong, khuôn giấy có hình dạng như sau:
Gấp khuôn giấy đã cắt theo thứ tự từ các tai giấy vào bên trong, sau đó là gấp các đường cạnh để gập các hình vuông 2 bên vào. Cuối cùng, tiến hành gập các đường ở các 4 hình vuông ở giữa. Bạn cần lưu ý là phải gấp các nếp giấy hướng vào cùng một hướng nhé. Miết các đường gấp để tạo các nếp gấp rõ ràng.
Bôi hồ dán vào mặt tai giấy, luồn các tai giấy vào bên trong các hình ô vuông. giữ chặt trong vài giây để cố định các tai giấy khỏi xô lệch. Sau khi cố định xong, ta được một khối hình hộp có dạng như sau:
Sử dụng bút dạ hoặc bút bi để vẽ các dấu chấm trên xúc xắc đại diện cho các điểm từ 1- 6. Nguyên tắc để chấm các chấm này, đó là các mặt đối diện với nhau phải cộng với nhau =7. Ví dụ: 1+ 6 = 7 vì vậy mặt 1 phải đối diện với mặt số 6.
Như bạn biết, nhược điểm của phương pháp làm xúc xắc bằng khuôn cắt từ giấy ở trên đó là các cạnh khối hộp thường không cứng cáp và hơi lỏng lẻo. Ngoài ra bạn cần sử dụng thêm hồ dán. Với phương pháp gấp xúc xắc theo phong cách gấp giấy Origami, độ bền của xúc xắc sẽ tốt hơn hẳn. Tuy nhiên công sức làm ra thì mất nhiều thời gian hơn.
Để tiến hành làm xúc xắc bằng phương pháp này, bạn cần nhiều giấy hơn. Bạn cần chuẩn bị 6 tờ giấy có kích thước 15cm x 15cm. Nếu bạn làm loại xúc xắc lớn hơn thì sử dụng giấy kích thước to hơn. Có thể sử dụng giấy Origami được mua tại cửa hàng hoặc sử dụng giấy thông thường. Sử dụng một hoặc nhiều màu tùy ý để làm xúc xắc thêm màu sắc hơn.
Với phương pháp này, bạn cần tạo ra 6 miếng ghép từ 6 miếng giấy. Đối với từng miếng ghép, cách thức gấp tiến hành theo các trình tự như sau:
– Gấp đôi miếng giấy hình vuông bằng cách gập sao cho cạnh hình vuông này trùng khít với cạnh hình vuông đối diện. Miết ở đường gấp. Sau đó lại mở tờ giấy ra.
– Khi này ta có một đường ở giữa chia hình vuông làm hai. Gấp 2 cạnh của hình vuông vào trung tâm, dọc sát theo đường ở giữa này.
– Lật mảnh giấy vừa được gấp. Gấp góc trái bên dưới của tờ giấy vào sát cạnh bên phải. Miết tay để nếp gấp được rõ.
– Gấp góc trên bên phải vào cạnh bên trái của tờ giấy.. Sau khi gấp xong, miếng giấy sẽ có dạng hình bình hành như hình bên dưới.
– Tiếp tục gấp góc trên và dưới của hình bình hành vào trung tâm. Hai góc này gặp nhau ở trung tâm của hình bình hành, tạo thành một hình vuông mới. Như vậy chúng ta đã hoàn thiện xong 1 miếng ghép Origami.
Tiếp tục lặp lại các bước trên để tạo thêm 5 miếng ghép cho khối Xúc xắc. Kết thúc bước 3, chúng ta có tất cả 6 miếng ghép như dưới đây.
Mỗi miếng ghép bao gồm 1 khe giấy ở giữa chia miếng ghép thành 2 hình tam giác ( ở mặt trước của miếng ghép) và 2 tay nắp ở 2 bên.
Ta tiến hành lồng 2 miếng ghép vào nhau bằng cách trượt một tay nắp của một khối này vào qua khe giấy của một miếng khác, phía dưới các hình tam giác. Sau bước này, bạn sẽ thành hình thành nên 2 mặt của khối lập phương xúc xắc.
Tiếp tục lồng lần lượt các miếng ghép khác vào nhau theo cách trên, khối lập phương sẽ dần hình thành. Khối lập phương kết thúc có hình dạng như sau:
Cuối cùng, tương tự như cách trên, bạn cùng cần hoàn tất viên xúc xắc của mình bằng cách dùng bút để điểm các chấm từ 1- 6 chấm, cũng tuân thử theo nguyên tắc tổng bằng 7 như đã nói. Giờ thì bạn đã có một viên xúc xắc hoàn thiện và sẵn sàng để chơi rồi.
Nếu bạn thấy xúc xắc bằng giấy trên có thể chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và chơi nhiều lần của bạn do chất liệu, bạn có thể tham khảo thêm các làm xúc xắc bằng đất sét này. Các bước thực hiện như sau
Mua tại các cửa hiệu thủ công các khối đất sét mà bạn muốn sử dụng. Nên sử dụng đất sét Nhật bản để đảm bảo sự bền đẹp và không biến dạng hình khối khi chơi của xúc xắc.
Chuẩn bị khối đất sét có khối lượng tương đối với kích thước xúc xắc mà bạn muốn làm nhé.
Đường kích khối đất sét tương đương với kích thước khối xúc xắc. Do đó nếu muốn làm một xúc xắc lớn, bạn không nên làm lăn quá nhiều, làm khối đất sét mỏng quá.
Dùng dao cắt miếng đất sét đã lăn thành các phần bằng nhau để tạo nhiều khối lập phương.
Dùng tay lăn tròn khối đất sét đã cắt thành hình cầu. Hình cầu không nhất thiết phải quá hoản hảo.
Bước 5: Tạo khối lập phương
Sử dụng các ngón tay để làm phẳng các mặt của khối hình cầu, để tạo thành các mặt khối lập phương bằng cách dùng hai ngón tay bóp 2 mặt đối diện nhau, tạo thành 2 mặt trước sau, rồi trên dưới và trái phải. Cuối cùng, ta được một khối lập phương cân đối.
Sử dụng đầu bút chì hoặc dùng đầu que để tạo các lỗ trên mặt khối. Việc đánh dấu cũng tương tự như theo nguyên tắc tổng 7.
Để khối xúc xắc giữ được hình dạng sau khi lặn, bạn đưa chúng vào trong lò vi sóng hoặc lò nướng ở nhiệt độ khoảng 120 độ C, trong thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau đó nhấc chúng ra, thả vào nước lạnh để giảm nhiệt độ.
Khi khối xúc xắc được hạ nhiệt, chúng có thể sẵn sàng để chơi rồi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn các cách làm Xúc Xắc đơn giản do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.