Phương pháp Fridrich hay phương pháp CFOP bao gồm 4 bước là:
Bước 1: White Cross – Làm dấu cộng nâng cao
Bước 2: First two layers ( F2L) – Giải đồng thời tầng 1 và 2
Bước 3: Orienting the last layer ( OLL) – Định hướng lớp cuối cùng
Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) – Hoán vị lớp cuối cùng
Như vậy sau khi qua 3 bước Giải dấu cộng nâng cao, Giải tầng 1 và 2 và Định hướng lớp cuối cùng, chúng ta sẽ được 1 khối Rubik hoàn thành được 2 lớp đầu tiên và mặt cuối cùng. Nếu như may mắn, các mặt cạnh của mặt cuối cùng sẽ về đúng vị trí của chúng, vậy thì Xong, bạn đã hoàn thành xong khối Rubik.
Tuy nhiên, phần lớn thì sau bước số 3, các mặt cạnh cần phải điều chỉnh lại để đúng màu với các ô giữa các bên. Do đó cần đến bước 4 – Hoàn vị lớp cuối cùng.
Bước thứ 4 và cũng là bước cuối cùng của phương pháp Fridrich nâng cao đó là hoán vị của lớp cuối cùng ( PLL). Mục tiêu của bước này là hoán vị lại các mảnh lớp cuối cùng để đảm bảo các mảnh cạnh trùng màu với các viên trung tâm cạnh và hoàn thành giải khối Rubik.
Ở bước này chúng ta cần lưu ý 1 số kí hiệu sau:
X, Y ( x,y) là các phép quay cả khối Rubik
u: là hai lớp cuối cùng
Xem thêmTổng hợp các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik
Trước tiên, hãy tự xoay lớp trên cùng để tự căn chỉnh được càng nhiều mảnh càng tốt, sau đó bạn tiến hành thực hiện theo 1 trong số 21 thuật toán dưới đây.
Nếu cảm thấy việc nhớ các thuật toán như vậy là quá nhiều, bạn nên thử phương pháp PLL 2look. Phương pháp này chỉ cần nhớ 6 thuật toán, nhưng dĩ nhiên là mất thêm nhiều thời gian hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách giải PLL bằng PLL 2look
Ở đây, để dễ dàng định dạng các thuật toán, mình sẽ đặt tên cho các thuật toán, chúng khác nhau ở hình dạng các dấu chấm. Dấu chấm đại diện cho các mảnh lớp cuối cùng. Các dấu chấm được hoán vị cho nhau sẽ được liên kết bằng các dấu nối –
Ví dụ: tham khảo thuật toán A1, có hình khối Rubik thực tế như sau:
Các mảnh cần hoán vị lại là 3 mảnh góc được kí hiệu bằng 3 dấu chấm. Và 3 mảnh này sẽ hoán vị đổi chỗ cho nhau, nên ta liên kết chúng bởi các dấu gạch và tạo được hình như mô tả ở dưới.
Cách xoay theo thuật toán A1 lần lượt qua các bước như sau:
Dưới đây là tổng hợp 21 công thức PLLmà bạn cần nắm rõ để giải bước cuối cùng của phương pháp Fridrich (CFOP) như sau:
Xem lại 1 số bài viết sau nếu như bạn còn chưa hiểu:
Tổng quan Hướng dẫn xoay Rubik 3x3x3 nâng cao theo phương pháp Fridrich
Bước 1 – Hướng dẫn giải Cross ( dấu cộng) nâng cao – Bước 1 của phương pháp Fridrich
Bước 2 – Hướng dẫn giải First two layers ( F2L) nâng cao – phương pháp Fridrich
Bước 3 – Hướng dẫn giải Orienting the last layer ( OLL ) nâng cao – phương pháp Fridrich
Ngoài phương pháp giải Rubik nâng cao bằng CFOP, bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp giải Rubik nâng cao khác, trong đó phương pháp Roux là một trong số những phương pháp phổ biến thứ 2. Cùng tìm hiểu Cách giải Rubik nâng cao bằng Roux Method
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải PLL 3×3 ( 21 công thức) phương pháp CFOP (Fridrich) – Rubik nâng cao do Tamquocchess sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.