Cũng có tên gọi Cảnh Sát Hoàng Gia, Fighting Force được biết đến tại nhật bản vào năm 1997 là một game 3d được phát triển bởi: Core Design, được phát hành bởi: Eidos Interactive và được phát hành cho hệ máy: Playstation, Window, Nintendo 64. Đây cũng là một trong những game nổi tiếng thể loại hành động trên Ps1 giả lập trên máy tính, game là một phần của thể loại : ‘beat ’em up’. Người chơi sẽ điều khiển 1 trong 4 nhân vật gồm: Hawk Manson (tuổi 26), Mace Daniels (tuổi 21), Ben “người đập bể” Jackson (tuổi 29) và Alana McKendricks (tuổi 17).
Hawk mạnh hơn Mace, ngược lại Mace lại nhanh nhẹn hơn Hawk.Jackson là một võ sĩ thực thụ khi anh có thể nâng một người lên và ném xuống, Alana McKendricks là một thiếu niên, đánh nhanh nhưng mềm mại (lực ra đòn yếu). Họ có thể sử dụng các loại vũ khí như: chai, lọ, ghế, súng, dao,… bắt gặp trên đường. 4 nhân vật và mỗi người sẽ có thế mạnh yếu riêng để hỗ trợ cho nhau. Đây cũng được đánh giá là tựa game cảnh sát khó phá đảo nhất thời ấy và đã được các hãng kiểm định game như Electronic Gaming Monthly hay Official PlayStation Magazine cho điểm khá cao: lần lượt là 7.6/10 và 3/5.
Cảnh sát Hoàng Gia – Fighting Force
Thời điểm bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa của kênh sóng VTV1 đang gây sốt trên cả nước cũng là lúc mà các game thủ ruột của PlayStation 1 biết đến Tam Quốc Chí (Warriors of Fate 2). Tam Quốc Chí được xuất bản lần đầu vào năm 1992 bởi capcom, đây là phiên bản dịch tiếng anh từ bản Warriors of Fate 2 tiếng nhật, mặc dù game dựa vào cuộc chiến lịch sử của 3 vương quốc ở Trung Hoa nhưng bối cảnh của của game lại lấy theo triều đại Tenchi wo Kurau của Nhật Bản.
Trong game, người chơi sẽ được lựa chọn những nhân vật anh hùng nổi tiếng của thời Tam Quốc phân tranh: Quan Vũ, Trương phi, Triệu Tử Long, Mã Siêu, Hoàng Trung để vượt qua 9 cửa với những tên lính cầm giáo hung hãn, những tên bị thịt “máu trâu” và ít nhất là một siêu boss. Ngoài ra, mỗi nhân vật có khả năng tạo ra một chiêu với nhiều hướng tấn công và có thể cắt đứt đối phương ra làm 2 mảnh, tuy nhiên nhân vật sẽ bị mất 1 lượng máu nhất định.
Tam Quốc Chí
Độ nổi tiếng của series Mega Man thì chắc chắn không cần phải đề cập tới bởi đây là dòng game huyền thoại mà tuổi thơ của các game thủ không thể nào quên. Lối chơi đơn giản, đồ họa bắt bắt là các ưu điểm khiến cho dòng Mega Man được nhiều game thủ yêu thích từ trước tới nay và ngay cả cho đến bây giờ. Trong đó, phiên nổi bật nhất trong dòng Mega Man X phải kể đến Mega Man X4, tựa game duy nhất có các đoạn cắt cảnh được xây dựng thành anime hoàn chỉnh thay vì các đoạn hội thoại khô cứng. Ngoài ra phiên bản này còn có độ cân bằng hợp lý nhất trong series.
Lấy bối cảnh thế kỷ 22, dòng Mega Man X được thiết lập trong một xã hội dân cư và con người thông minh có tên là “Reploids”. Một lực lượng quân đội gọi là “Maverick Hunters” được thực hiện để ngăn chặn cuộc nổi dậy của “Mavericks”, Reploids bắt đầu có hành vi nguy hiểm và phá hoại. Mega Man X4 theo sát hai thợ săn, Mega Man X và Zero, khi họ tham gia xung đột giữa quân Hunters và Reploid được gọi là “Repliforce”. Mega Man X4 là một trò chơi nền tảng hành động về cơ bản giống như các phần khác của loạt trò chơi này. Người chơi hoàn thành nhiệm vụ của tám giai đoạn theo thứ tự bất kỳ trong khi chiến đấu với kẻ thù, đạt được sức mạnh, và được thưởng vũ khí đặc biệt sau khi thắng boss của mỗi giai đoạn. Không giống như các phiên bản trước của series, Mega Man X4 cho phép người chơi chọn giữa hai nhân vật chính lúc bắt đầu trò chơi: X, người sử dụng tấn công truyền thống tầm xa, hoặc Zero, người sử dụng một thanh kiếm tầm ngắn.
Bình luận về Mega Man X4 nhìn chung là tích cực. Các nhà phê bình ca ngợi khả năng chơi như là X hoặc Zero, một khái niệm được nhiều người biết đến khi phát triển theo công thức gameplay đã cạn kiệt của thương hiệu phụ Mega Man X trong những năm 1990. Ngoài các phiên bản console, trò chơi đã được phát hành trên Windows toàn thế giới vào năm 1998 và 1999 và trên điện thoại di động tại Nhật Bản vào năm 2011 và 2012. Bộ sưu tập này cũng bao gồm trong bộ sưu tập Mega Man X, một bộ sưu tập được phát hành ở Bắc Mỹ trên PlayStation 2 và Nintendo GameCube vào năm 2006. Mega Man X4 đã được đưa lên mạng PlayStation Network như là một phần của dòng PSOne Classics cho Bắc Mỹ và Nhật Bản vào năm 2014.
Mega Man X4
Cuối những năm 90, bằng việc giành được Final Fantasy VII một cách chót lọt từ tay Nintendo, Sony đã mang một quả bom khổng lồ lên hệ máy Play Station non trẻ và đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ nhất của dòng game RPG thế giới. Cơn sốt Final Fantasy VII mạnh đến mức mà vào thời điểm đó, cái tên Final Fantasy đã trở thành một cái tên làm tiêu tốn biết bao giấy giấy mực và nước bọt của giới truyền thông. Dù cho nhiều năm sau đó, Final Fantasy VII vẫn là một con gà đẻ trứng vàng béo bở của Square Enix với hàng loạt phụ bản, phim và ấn phẩm ăn theo cực kì đắt khách.
Thời hoàng kim của Square Enix đã đến cùng với Final Fantasy VII và VIII, nơi mà ở đó, những cái tên như Cloud, Tifa, Aerith, Yuffie, Squall, Rinoa… đã in dấu sâu đậm trong ký ức của game thủ và là hình tượng mẫu mực điển hình đại diện của dòng game Fantasy nói chung và Final Fantasy nói riêng.
Năm 2001, với vị thế của một hãng game lớn nhất nhì Nhật Bản, Square Enix tiếp tục gặt hái được rất nhiều thành công với anh chàng “quần đùi” ngổ ngáo Tidus và nữ Triệu Hồi Sư Yuna. Mối tình tuyệt đẹp của họ đã trở thành một biểu tượng trường tồn mà mãi đến tận bây giờ mỗi khi nhắc lại đều khiến các fan trung thành phải bồi hồi trong bao bao cảm xúc.
Với sự xuất hiện của của hệ thống “Conditional Turn-Based Battle” hay “Count Time Battle” – Chiến đấu tuyến tính (CTB) đã tạo nên một phong cách chiến đấu mới mẻ chú trọng vào việc tính toán chỉ số Speed để tạo lợi thế trong game.
Hệ thống này cũng áp dụng trong Final Fantasy X-2 và tạo ra rất nhiều trải nghiệm thú vị trong quá trình chơi cho các game thủ. Dù nhận được khá nhiều phàn nàn về sự phá cách trong xây dựng nhân vật nhưng đến tận bây giờ, Final Fantasy X vẫn được đánh giá là phiên bản game hay nhất.
Final Fantasy
Đua xe thú (chocobo racing) hay còn được gọi là đua xe gà, là một trong những game tủ của các quán PS 1 thời xưa. Nếu bạn thuộc thế hệ 8x và 9x đời đầu sống tại thành phố chắc chắn sẽ không thể quên được game này, với những niềm vui bất tận khi ngồi chơi với bạn bè và tạo nên tuổi thơ đáng nhớ trong mỗi gamer chúng ta. Đua xe thú (đua xe gà) là dòng game đua xe vui nhộn, trái ngược với dòng game đua xe bắn súng, đua xe nâng tay, bạn sẽ điều khiển 1 trong các nhân vật trong game cùng với skill tự chọn. Nếu bạn đã chơi qua game này, thì chắc chắn sẽ biết được mỗi nhân vật, skill đều có tác dụng khác nhau, tùy vào từng maps đua sẽ có lợi riêng.
Tiếng là đua xe thế nhưng để chiến thắng trong tựa game này thì người chơi cần sự khôn ngoan trong việc chọn item và một chút may mắn nhiều hơn là khả năng điều khiển xe. Sấm sét, lửa, băng, tăng tốc, khiên bảo vệ… có rất nhiều item mà game thủ có thể lựa chọn để phối hợp trong Đua xe thú để trở thành người cán vạch đích đầu tiên thay vì bị triệt hạ trên đường đi. Một tựa game vô cùng vui khi chơi cùng đám bạn gắn liền với tuổi thơ của nhiều game thủ Việt.
Đua xe thú
Rambo Lùn chính là cách mà các game thủ 8X, 9X gọi tựa game Metal Slug. Đây là một tựa game cực kỳ cuốn hút nhờ vào thời điểm đó đồng thời là sự lựa chọn của rất nhiều cậu bé vào các giờ tan học sớm. Cách chơi Rambo Lùn khá đơn giản các bạn chỉ cần điều khiển nhân vật cầm súng, đạn và dao để tiêu diệt các đối thủ. Đặc trưng của game là khi nhân vật hoặc đối thủ dính đạn là chết ngay lập tức. Tuy có lối chơi đơn giản nhưng để chơi hết được các màn chơi thì không hề đơn giản.
Metal Slug X thực chất là phiên bản Remake của Metal Slug 2, đưa người chơi tới bối cảnh thế giới hai năm sau khi kẻ độc tài Donald Morden của quân phản loạn bị tiêu diệt. Nhưng ngay sau đó, vô số tổ chức phản diện trên thế giới từ cảnh tan tác bỗng bất ngờ hợp sức chung tay, dấy lên nghi ngờ kẻ cầm đầu chính Morden nay vẫn còn sống.
Để lại cốt truyện mang hơi hướm Thế Chiến, game thủ sẽ thấy mình như trở lại đúng với ký ức năm nào, nơi nhân vật chính hoạt động trên màn hình ngang truyền thống với những pha xả súng điên cuồng và tiến lên không ngừng nghỉ. Sự sôi động trong lối chơi cùng nhịp độ hành động cao đòi hỏi phản xạ nhanh nhạy chính là yếu tố giúp Metal Slug X gây ấn tượng nơi game thủ.. mang dấu ấn khó phai dù trải qua suốt bao nhiêu năm trời.
Rambo Lùn
Cảnh Sát Hoàng Gia (game thủ ngày đó vẫn hay gọi là Titanic) là tựa game hành động 3D beat-em-up cho PlayStation mà không game thủ nào có thể quên được. Cũng chính vì thế đây là tựa game thuộc dạng dễ “phá đảo” nhất trong tất cả các game cảnh sát. Người chơi sẽ được lựa chọn một trong hai cặp đôi nam/nữ (tên lần lượt là Eiji Garland và Julia Jefferson). Cặp già trẻ Keneth Kirove (chuyên ra đòn bằng chân) và Yan H Feisu (nhóc này chuyên xài gậy).
Cũng giống như Cảnh Sát Siêu Đẳng 3 của Sega thì mỗi nhân vật trong Cảnh Sát Hoàng Gia cũng có những chưởng lực rất mạnh, ở mỗi cửa họ sẽ đụng độ với những boss cực “trâu”, đặc biệt boss cuối cùng cũng có chưởng lực (thậm chí có đến 2 mạng: 1 mạng đánh kiếm và 1 mạng đánh tay chân). Cứ mỗi lần bạn hạ được một boss, bạn sẽ được thưởng thức những cảnh quay chậm pha last hit cực kỳ đẹp mắt. Khi boss cuối bị tiêu diệt cũng là lúc con tàu của bọn cướp bị chìm dần xuống đáy biển (cái tên Titanic được game thủ đặt có lẽ cũng là do khoảnh khắc này).
Cảnh sát Hoàng Gia – Crisisbeat
Mortal Kombat được game thủ Việt biết đến với cái tên Rồng Đen nhiều hơn nhờ do logo của game là biểu tượng con rồng màu đen. Đây là series game đối kháng nổi tiếng về mặt bạo lực nhất đất nước Mỹ kể từ khi nó được bắt đầu phát hành. Mặc dù vậy, Mortal Kombat vẫn là game đối kháng bán chạy nhất thời đó, trò chơi này được tạo ra bởi hai nhà lập trình tên Ed Boon và John Tobias. Sau một thời gian đang ký, hãng làm game thương mại MIDWAY đã trở thành chủ thương hiệu độc quyền của trò chơi.
Thủy tổ của game Mortal Kombat bắt nguồn từ trò chơi mang tên Street Fighter của CAPCOM làm năm 1991, do có nhiều ý kiến tương đồng về sự ra đời nên tác giả của game đã có một lối biến đổi rất hay khi chuyển từ nguyên nghĩa tên của game có tên là ” Mortal Combat ” sang ” Mortal Kombat “, với lối viết sai lỗi chính tả từ C sang K, tác giả muốn nhấn mạnh một điều trong suốt loạt game của mình đó là người chơi phải “Kill” (Giết và Giết).
Mortal Kombat (hay còn gọi là Rồng Đen)
Tekken 3 có thể coi là một trong các tựa game đối kháng hay nhất mọi thời đại được các game thủ 8X, 9X rất yêu thích trong các quán điện tử thời xưa. Series game đã có tuổi đời trên 20 năm do Namco Bandai phát hành đã dành được cảm tình của người chơi ngay từ những phiên bản đầu tiên. Tekken 3 được phát hành vào tháng 3 năm 1997 cho hệ máy Arcade và đến năm 1998 phát hành cho Playstation.
Tekken 3 hội tụ rất nhiều nhân vật từ nhiều quốc gia trên thế giới tượng trưng dòng võ truyền thống của quốc gia đó trên võ đài. Đó là một trong những đặc điểm cuốn hút game thủ nhất của Tekken 3. Trò chơi này còn có đồ họa đột phá so với hai phiên bản trước cùng dàn nhân vật đông đảo và được thiết kế đặc trưng chứ không trùng lặp như nhiều trò chơi cùng thể loại khác. Sàn đấu 3D cho phép nhân vật có thể lách sang hai bên để tránh đòn là một điểm mới lạ thu hút game thủ vào thời bấy giờ.
Có một điểm chung là các phiên bản của Tekken đều được bán trên các hệ máy console. Mãi đến những năm gần đây khi nhà sản xuất nhận ra rằng hệ PC rất cần được thỏa mãn sự thèm khát một game so găng bom tấn thì Tekken 7 mới được lên kệ máy tính.
Tekken 3
Ra đời năm 1999 sau World Cup 98 gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ đam mê bóng đá một thời, tựa game này được biết đến ở Việt Nam với cái tên dân dã : “Bóng đá Nhật”, hoặc “Bóng Nhật 3” hoặc “Bóng đá 3”. Tuy về mắt đồ họa có thể nói là một trời một vực nếu so sánh với những tựa game bóng đá thời nay nhưng với lối chơi đơn giản, dễ tiếp cận nhưng cũng vô cùng cuốn hút, Bóng Nhật 3 đã nhanh chóng thống trị các cửa hàng trò chơi Playstation 1 lúc bấy giờ.
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ những trận bóng vô tiền khoáng hậu, những đường chọc khe siêu tưởng, những pha dốc bóng thần tốc như siêu nhân. Phổ biến nhất trong phiên bản này có lẽ là đội siêu sao Nam Mỹ, sở hữu dàn cầu thủ toàn “quái vật” như Roberto Carlos, Ronaldo, M.Boma, Batistuta.
Mặc dù chưa có hệ thống câu lạc bộ đồ sộ như PES hiện nay khi chỉ giới thiệu một số lượng đội tuyển quốc gia hạn chế và đồ họa có thể nói một trời một vực nếu so sánh với các tựa game bóng đá như PES hay FIFA, thế nhưng trận bóng Nhật 3 luôn là tâm điểm của các quán PS1 hiếm hoi vào thời đó và vô cùng cuốn hút game thủ 8X, 9X một thời.
Cho đến nay, dòng game đình đám này còn được Konami phát triển thêm rất nhiều phiên bản nữa dưới cái tên Pro Evolution Soccer (PES) với gameplay và đồ họa được cải tiến vượt trội nhưng chắc chắn tất cả những điều đó cũng không thể nào xóa nhòa những kí ức tươi đẹp một thời của Bóng Nhật 3.
Bóng đá 3 (hay còn gọi là Bóng Nhật 3)
Trên đây là các tựa game từng gắn bó với tuổi thơ của không ít game thủ 8X, 9X khi lê la tại các quán điện tử cầm tay. Bạn từng chơi đủ các tựa game trên đây chưa hoặc còn tựa game nào khiến bạn nhớ nhất mà chúng mình chưa đề cập đến, cùng bình luận ngay xuống bên dưới bài viết nhé.
Đăng bởi: Thắng Trần Minh