Nếu Filco được xem là số 1 trong thế giới của Cherry MX thì RealForce là vô đối trong thế giới Topre. Giá phân phối chính hãng tại Việt Nam của loại phím cơ này gấp đôi các loại phím cơ Cherry. Cảm giác bấm vô cùng êm ái của switch Topre là điểm khiến người sử dụng cảm thấy rất tuyệt và ngây ngất với RealForce.
Giá tham khảo: 3.700.000/bàn phím RealForce 87U Model SE070S.
RealForce và Happy Hacking
Xuất hiện ở Việt Nam khá muộn, thương hiệu bàn phím cơ Corsair cũng kịp gây dựng lượng fan đông đảo nhờ các mẫu thiết kế vô cùng độc đáo. Ngoài chất lượng gia công tốt, thiết kế độc đáo thì Corsair là tên tuổi đầu tiên ra mắt bàn phím có các phím nổi hẳn lên phía trên khung phím. Điều đó khiến hãng sản xuất vốn chuyên về RAM và nguồn máy tính lại trội hơn về bàn phím cơ so với các hãng khác.
Giá tham khảo: gần 4.000.000 đồng cho bàn phím fullsize.
Corsair
Trong tất cả các thương hiệu bàn phím cơ tại Việt Nam thì có lẽ Filco của Nhật Bản là tên tuổi đáng chú ý nhất. Những chiếc bàn phím Filco luôn có chất lượng chế tác rất tốt: các linh kiện được lắp ráp chắc chắn, vừa vặn và tạo được cảm giác “sướng” khi gõ.Bàn phím cơ của Filco không có đèn Led nền, kiểu dáng lại không phong phú mà giá cũng khá cao nhưng vẫn được rất nhiều tín đồ phím cơ Việt lựa chọn. Người sành bàn phím cơ chỉ cần trải nghiệm cảm giác gõ tuyệt nhất và cũng không đòi hỏi những tính năng bổ trợ quá hào nhoáng như đèn Led hay phím macro.
Giá tham khảo: khoảng 3.500.000/bàn phím Filco Majestouch 2 Camouflage Blue switch.
Filco
Thành lập rất sớm vào những năm 1981 tại Thụy Sĩ, từ một công ty không có tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện máy tính, Logitech đã liên tục phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh để trở thành tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới. Công ty này đã chiếm lĩnh thị trường thiết bị ngoại vi, phụ kiện chơi game, âm thanh, đồ điện tử gia dụng tại nhiều khu vực. Bên cạnh đó, Logitech cũng luôn quan tâm đến tất cả các phân khúc giá thành, tiếp cận từ đối tượng người dùng văn phòng phổ thông cho tới các game thủ eSport chuyên nghiệp.
Giá tham khảo: 2.320.000/bàn phím Logitech G310.
Logitech G310 switch Cherry
Nhắc đến thương hiệu bàn phím cơ nổi tiếng thì không thể bỏ qua Razer. Các game thủ Việt rất thích hãng phụ kiện game này nhưng những thế hệ BlackWidow đầu tiên của Razer bị ghẻ lạnh. Lí do là keycap rất hay bị mờ chữ và vỏ nhựa không được chắc chắn. Chưa dừng lại ở đó, năm 2014, Razer khiến cộng đồng game thủ nổi giận vì ra mắt 2 loại switch riêng dành cho game thủ nhưng lại là phiên bản nhái của Cherry MX.Rút kinh nghiệm sai lầm trong quá khứ, Razer đã tạo nên những bàn phím cơ BlackWidow chất lượng ngày càng cao. Chiếc BlackWidow Chroma của thương hiệu bàn phím này có thể được coi là bước trưởng thành về trình độ chế tác phím cơ. Vì thế, một bộ phím cơ Razer “ton-sur-ton” với các bộ chuột, tai nghe chất lượng cao của hãng là ước mơ của không ít game thủ.
Giá tham khảo: 3.900.000/bàn phím Razer BlackWidow X Chroma.
Razer
Ngoài CM Storm, các game thủ cũng như phòng máy chơi game rất ưa thích những cái tên như Poseidon đến từ Tt Esports/Thermaltake. Những phiên bản bàn phím cơ này vừa có đèn Led nền màu mè vừa hoạt động bền bỉ. Thương hiệu bàn phím cơ này có bàn phím Poseidon Z hợp với game thủ ít tiền nhưng muốn thử bản bàn phím cơ chỉ có giá trên 2 triệu đồng một chút thôi.
Giá tham khảo: 2.150.000/bàn phím Tt eSports Poseidon Z Illuminated Brown switch.
Tt Esports/Thermaltake
Ducky là thương hiệu bàn phím cơ gây ấn tượng với sự màu mè, trẻ trung với các phiên bản như Year of the Goat hay Ducky One. Thương hiệu bàn phím cơ được sản xuất tại Đài Loan dù không cổ điển tinh tế như Leopold nhưng vẫn được game thủ rất chuộng. Với keycap PBT nên sử dụng rất chất và giá của nó thì cũng rất phải chăng.
Giá tham khảo: 2.290.000/bàn phím cơ Ducky One TKL PBT Black switch.
Ducky
CM Storm là thương hiệu bàn phím cơ được game thủ Việt rất ưa chuộng. Nó là cái tên được Cooler Master tung ra để đánh vào thị trường thiết bị chơi game đang nóng hơn bao giờ hết. Rất nhiều gamer Việt đã tậu những sản phẩm như Quickfire với 3 phiên bản Ultimate, PRO và Xti cũng như sản phẩm đình đám Mech vì giá hợp lý mà rất chất lượng.
Giá tham khảo: 3.800.000/bàn phím cơ CM Storm QuickFire Trigger.
CM Storm
Leopold là một trong số ít những sản phẩm phụ kiện máy tính chất lượng cao có xuất xứ từ Hàn Quốc được phân phối chính hãng tại Việt Nam. Thương hiệu bàn phím cơ khá mới này đã cho ra đời những bàn phím cơ mang tính đẳng cấp, trong đó nổi bật nhất là sản phẩm FC750R đang bán rất chạy trên thị trường.Chất lượng gia công bàn phím cơ của Leopold rất chắc, khi nhấn vào rất “đã tay” không kém Filco. Thương hiệu bàn phím cơ nổi tiếng này rất chịu khó đầu tư vào keycap nên chiếm ưu thế hơn so với đối thủ Nhật Bản. Vì vậy, Leopold cũng có số lượng tùy chọn màu sắc và những trải nghiệm “nguyên bản” tốt hơn những loại bàn phím gốc từ các hãng khác.
Giá tham khảo: 2.800.000/chiếc bàn phím FC750R.
Leopold
Ra đời năm 2011, SteelSeries đứng hàng đầu trong các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi và phụ kiện chơi game như: tai nghe, bàn phím, chuột máy tính, phần mềm và màn hình game. Sản phẩm của thương hiệu bàn phím cơ nổi tiếng nhất này có mặt tại hơn 75 quốc gia trên thế giới nhờ vào nỗ lực đổi mới không ngừng và sự hợp tác phát triển sản phẩm với những game thủ hàng đầu.
Giá tham khảo: khoảng 1.850.000/chiếc bàn phím SteelSeries APEX Illuminated Gaming Keyboard.
SteelSeries
Trong giới game thủ nói chung và những người chơi eSport nói riêng, bàn phím luôn là một yếu tố quan trọng quyết định sự nhanh chậm và thắng thua của người chơi. Do vậy, việc lựa chọn thương hiệu bàn phím cơ nổi tiếng nhất hội tụ đầy đủ độ bền, độ nẩy hợp lý, thiết kế vừa tay… là điều đặc biệt quan trọng. Với các yêu cầu trên thì những thương hiệu bàn phím mà chúng tôi vừa giới thiệu sẽ đáp ứng tối đa các yêu cầu của người sử dụng chuyên nghiệp.
Đăng bởi: Nguyễn Vân