Giá: 1.750.000 VND
Thông số cơ bản:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ đây là một bàn phím cơ điển hình.Chúng ta cũng biết rằng Razer, bàn phím của họ rất là nổi bật, nhưng bàn phím của họ lại vẫn được thiết kế hợp lý. Điều được để ý ngay đầu tiên là trong lượng của nó vì so với các bàn phím cơ điển hình, Cynosa nhẹ hơn rất nhiều và bây giờ nhẹ không đồng nghĩa với chất lượng kém hơn. Các cạnh được hoàn thành gọn gàng,có thể không quá sang trọng nhưng lại khá tốt với những người có ngón tay to.Đúng như dự đoán dây của của nó là cáp cố định không thể tháo rời.Ở phần dưới bàn phím khá là thú vị,đôi chân kê bàn phím khá là cơ bản nhưng lại giữ được cố định trên bàn một cách chắc chắn.
Như với hầu hết các bàn phím sử dụng đệm cao su, các tổ hợp phím trên Cynosa Pro có một phản ứng nhẹ nhàng hơn và chắc chắn yên tĩnh hơn một switch cơ học.Các phím được nhấn cảm thấy nhanh. Nói chung các phím bị lỏng lẻo hơn một chút – không phải là một cách tốt – so với Corsair K55 hoặc SteelSeries Apex 150. Không có phần đệm kê tay đi kèm,đó là một sự thiếu sót đáng tiếc vì phần kê tay mềm mại trên BlackWidow đắt tiền hơn Chroma V2 và là một trong những loại kê tay tốt nhất hiện nay.
Trải nghiệm khi bấm Bàn phím Razer Cynosa Chroma tương đối mềm, cung cấp ít phản hồi trong chuyển động; một cấu trúc vững chắc xung quanh hoạt động của màng đó ít hơn. Với những bàn phím cơ thông thường tiếng gõ của nó khá là to và không phải ai cũng chịu được nó nhưng nếu muốn có được bàn phím cơ mà ít gây ra tiếng thì rất là đắt tiền. Bàn phím Razer Cynosa Chromanhư đã được mong đợi,đem lại tiếng gõ nhẹ hơn nhiều cũng như nếu bạn muốn có một cảm giác bấm mềm. Đối với game thủ điều quan trọng khi mua bàn phím là tốc độ phản hồi và tính năng nhận diện nhiều phím một lúc. Nhiều bàn phím cơ gaming có thể nhận diện tất cả các phím cùng một lúc, và Cynosa có thể nhận lên tới 10 phím cùng lúc.Độ phản hồi 1000Hz / 1ms thứ mà bạn mong đợi từ các bàn phím hàng đầu.
Razer Cynosa Chroma
Giá: 1.800.000 VND
Có thiết kế theo phong cách hết sức đơn giản, chắc chắn sẽ bắt mắt những người theo chủ nghĩa minimalist style. Phím bao gồm 104 nút full-size, với 4 đèn hiển thị num lock (N), scroll lock (S), capslock (C) và cuối cùng là đèn hiển thị bàn phím đang bị khóa (G). Ngoài các phím và đèn hiển thị, không có một logo hay kí tự nào khác nằm ở mặt trên bàn phím.
Khung phím được làm từ nhựa cứng, phần trên, như đã nói ở đoạn trước, được thiết kế theo kiểu tối giản. Phần dưới có logo trademark của Cooler Master cùng 2 feet cao su chống trượt, 2 chân thay đổi độ cao và toàn bộ bề mặt được tráng một lớp nhựa nhám, lớp này không được áp dụng ở bề mặt phía trên của bàn phím. Bàn phím sử dụng đầu kết nối USB, dây kết nối dài 2m và không được bện.
Chiếc MS120 keyboard là một bàn phím sử dụng Mem-chanical Switches do Cooler Master phát triển. Mem-chanical switch nghĩa là bàn phím nhựa, nhưng được đúc theo khuôn để phù hợp với keycap của các bàn phím cơ, và cũng mang lại tiếng clicky như ở các bàn phím sử dụng blue switch. Tiếng clicky ở MS120 keyboard rất to, hơn nhiều so với tiếng blue switch của CherryMX, nghe lách cách khá khó chịu. Lực gõ trên bàn phím này nặng hơn blue switch, nhưng nhẹ hơn black switch (theo cảm nhận cá nhân), nó tầm 55-60g.
Hệ thống led RGB có lẽ là điểm nổi bật nhất của chiếc bàn phím này. Với thiết kế lộ chân switch cùng tông màu tối của bàn phím, mỗi đèn LED gắn trên switch đều có khả năng “thể hiện hết mình”. Phím có nhiều chế độ sáng, chính xác là 9 chế độ sáng, với 1 chế độ sáng static. Điều đặc biệt là MS120 keyboard có khả năng pha màu ở chế độ sáng màu Static, ví dụ như bạn đang để sáng màu xanh, khi pha thêm đỏ sẽ ra màu tím…. có nhiều chế độ và tùy chỉnh, pha màu theo ý thích của bạn. Ngoài ra, chiếc bàn phím này cũng có thể đổi chiều sáng của đèn, chạy từ trái sang phải và ngược lại, nó cũng có thể thay đổi tốc độ của hiệu ứng sáng.
Cooler Master MasterSet MS120
Giá: 1.850.000 VND
G.Skill RipJaws KM570 là chiếc bàn phím cơ khá hot trên thị trường hiện tại ở phân khúc giá 2 triệu. Chiếc bàn phím này được G.Skill ra mắt vào mùa hè vừa qua và rút kinh nghiệm từ đàn anh KM780 RGB, KM570 có thiết kế tiêu chuẩn, đã lược bỏ hàng phím macro vốn không được nhiều người dùng ưa chuộng nữa, chất lượng chế tạo tốt và vẫn trang bị switch cơ của Cherry.
Phần vỏ bàn phím được làm bằng nhựa dày và được xử lý sần. Vỏ nhựa này bạn có thể hình dung nó giống như đáy nhựa của những chiếc laptop. Bề mặt sần giúp hạn chế trầy xước, không bám mồ hôi, bụi bẩn như kiểu vỏ phủ soft-touch. Dĩ nhiên vỏ nhựa khiến KM570 rẻ hơn so với kiểu plate nhôm như KM780 RGB. Kích thước phím full-size có cụm phím số tiêu chuẩn nhưng so với những chiếc bàn phím cơ tương tự khác thì KM570 to hơn đôi chút, dày hơn và nặng hơn. Trọng lượng của phím vào khoảng 1,25 kg, khá cồng kênh nên sẽ phù hợp hơn khi sử cố định thay vì đem theo.
Sinh sau đẻ muộn nên KM570 thửa nhiều ưu điểm về thiết kế trong số các đàn anh phím cơ, điển hình là phần gờ xuôi phía trước phím cùng với thiết kế nghiêng theo góc 8 độ (chưa mở chân chống). Nếu bạn đang dùng Razer BlackWidow thì thiết kế này rất tương đồng và trải nghiệm cũng tương tự đó là bạn có thể dễ dàng đặt tay lên phím gõ thoải mái mà mà không cảm thấy với do phím quá cao. Thêm vào đó bạn cũng không cần đến miếng kê tay bởi góc nghiêng của bàn phím rất hợp lý. Nếu dựng chân chống lên thì độ nghiêng sẽ vào khoảng 10 độ.
Loại switch được sử dụng là Cherry MX với độ bền đến 5 triệu lần nhấn. KM570 có các tùy chọn switch Red, Brown và Blue. Phiên bản mình dùng là Blue với tiếng clicky đặc trưng, có khâc phản hồi xúc giác tactile và lực nhấn vào khoảng 50 g. Loại switch Blue vẫn thường được anh em yêu thích bởi nhiều lý do, một phần nó tạo ra âm thanh clicky “chứng tỏ phím cơ”, một phần nó phù hợp với nhu cầu gõ phím nhiều bởi mang lại cảm giác gõ thích tay hơn so với các loại switch linear như Red. Tuy nhiên, Blue là loại switch khá ồn ào nên khi sử dụng tại văn phòng, bạn sẽ ít nhiều khiến người xung quanh khó chịu. Anh em chơi game nên chọn Red, anh em thích gõ có cảm giác phản hồi tốt hơn nhưng không ồn ào thì chọn Brown.
Tạm kết, G.Skill RipJaws KM570 là một chiếc bàn phím cơ khá toàn diện ở phân khúc 2 triệu khi có kích thước full-size, có đèn backlit đẹp, nhiều chế độ, hỗ trợ macro và dùng switch Cherry MX. Ở phân khúc này thì mình thấy đa phần dùng switch của Kaihl hay một hãng nào đó đến từ Trung Quốc như TTC, GreeTech, … Cherry MX thì vẫn được lòng anh em hơn về độ bền nên KM570 ăn điểm chỗ này. KM570 cũng còn một vài nhược điểm nhỏ nhưng không đáng kể.
G.Skill Ripjaws KM570
Giá: 2.990.000 VND
Vốn hết sức nổi tiếng trong thế giới phần cứng từ xưa với các sản phẩm bộ nhớ trong, chip nhớ quá phổ biến, đến nay thì Kingston cũng đã tạo ra được tiếng vang lớn trong ngành hàng ‘không liên quan lắm’ đó là gaming gear, đặc biệt là các dòng sản phẩm tai nghe game hết sức ấn tượng. Mới đây, Kingston tiếp tục tung ra một sản phẩm bàn phím cơ siêu đỉnh mang tên HyperX Alloy Elite, đảm bảo khiến cho tất cả mọi người phải ấn tượng với chất lượng tuyệt hảo.
HyperX Alloy Elite có thiết kế tương đối đơn giản và… to bởi cụm multimedia đã được tách riêng và đưa thẳng lên phía trên chứ không tích hợp vào phím và phải bấm thêm nút Fn nữa. Có thể thấy là phong cách này khá tiện lợi nhưng mà lại khiến kích thước tăng lên tương đối. Sự cứng cáp của bộ vỏ không chỉ giúp HyperX Alloy Elite gây được thiện cảm với game thủ khi chạm vào sản phẩm mà còn giúp cho chiếc bàn phím cơ này trở nên hoàn hảo hơn, đặc biệt là tăng độ ‘sướng’ khi gõ.
Cũng như nhiều chiếc bàn phím cơ cao cấp trên thị trường thì HyperX Alloy Elite sử dụng switch Cherry được tuyển chọn riêng với sự đồng đều cao trên từng nút. Điều này tạo ra cảm giác gõ rất ‘ngon’ bởi độ nảy là y hệt như nhau, không như nhiều sản phẩm có độ chênh lệch lớn, rất khó chịu. Về phẩn quan trọng nhất của chiếc bàn phím cơ, chính là cảm giác gõ thì HyperX Alloy Elite đem tới ấn tượng rất tốt. Nguyên nhân khá đơn giản bởi build chắc chắn giúp cho toàn thể bàn phím không bị rung khi gõ, kết hợp với loại switch cherry được tuyển chọn khá đồng đều nên game thủ hoàn toàn có thể yên tâm về độ ‘sướng’.
Ngoài ra, Kingston còn khá ‘hiểu ý’ khi cấp thêm một món phụ kiện đáng giá là chiếc kê tay lớn, game thủ sẽ rất thoải mái khi sử dụng chúng bởi nó giảm bớt cảm giác mỏi đi khá nhiều trong quá trình sử dụng, đặc biệt là trong một thời gian dài.
Có thể thấy rằng HyperX Alloy Elite được thiết kế rất hoành tráng và hiện đại, tổng thể toát lên một phong thái mạnh mẽ, cứng cáp rất phù hợp với game thủ. Chất lượng build của sản phẩm này phải nói là rất rất tốt, vô cùng chắc chắn, đúng như ‘khí chất’ mà Kingston đã tạo ra từ vẻ bề ngoài!
Kingston HyperX Alloy Elite
K63 đã là một sản phẩm bàn phím được hoàn thiện rất tốt và được nhiều người ưa chuộng của Corsair. Và tại CES 2018 thì hãng quyết định “lắp cánh cho hổ” bằng việc ra mắt phiên bản không dây với cái tên rất đơn giản: K63 Wireless. K63 Wireless là một bộ bàn phím Tenkeyless, tức là thiếu đi phần phím số (Numpad). Rất nhiều game thủ thích loại bàn phím này vì chúng không chiếm diện tích bàn, hơn nữa giúp người dùng có tư thế chơi game thoải mái hơn. Vỏ phím được làm bằng nhựa, nhưng hoàn thiện rất tốt nên không bị cong (flex), hơn nữa lại sần nên không bám vết bẩn, vân tay.
Bàn phím cơ Corsair K63 Wireless là một trong những chiếc bàn phím cơ TKL đáng mua nhất vào thời điểm hiện tại , bổ sung thêm tính năng không dây , nhỏ gọn , kết nối tốc độ cao với những thiết bị sử dụng. Ngoài ra thì với thời lượng pin lên tới 15 tiếng thì Corsair K63 Wireless sẽ trở thành người bạn đường đáng tin cậy với mọi game thủ trong trường hợp mà bạn quên mang sạc pin khi đi xa.
Corsair K63 Wireless
Giá: 2.999.000 VND
Steelseries Apex M750 có trọng lượng trên dưới 1 kg, tương đối nhẹ so với mặt bằng bàn phím cơ trên thị trường, tuy vậy, sản phẩm này vẫn đảm bảo được cảm giác chắc chắn, cứng cáp, bền bỉ khi sử dụng. Có được điều này là nhờ bộ vỏ cấu tạo từ hợp kim nhôm hay được sử dụng trên máy bay hiện nay, người dùng có thể yên tâm về độ bền của Steelseries Apex M750 cho dù có lỡ tay làm rơi vài lần.
Xét về độ màu mè, Steelseries Apex M750 chắc chắn sẽ rất nổi bật khi sở hữu hơn 20 chế độ sáng khác nhau và tự do tùy chỉnh độ sáng lẫn màu sắc. Ngoài ra, Steelseries Apex M750 còn có thêm tính năng đồng bộ hóa màu sắc với các sản phẩm chung nhà, giúp cho góc chơi game của người dùng trở nên màu sắc hơn bao giờ hết. Keycap của Steelseries Apex M750 được làm tinh tế với nét chữ dễ đọc, ánh đèn hắt từ dưới lên tuy ánh sáng chưa được đều cho lắm nhưng khá ổn với độ sáng vừa phải không quá gắt, giảm mỏi mát nếu phải sự dụng hoàn toàn trong bóng tối.
Steelseries Apex M750 sử dụng Switch QX2 vốn được thiết kế dành cho các sản phẩm của Steelseries, dù thiết kế của Switch này là Linear (hành trình trơn, thẳng, không có tiếng khấc) nhưng do chân switch được thiết kế nhô khá cao nên khi ấn sẽ chạm nhau với keycap, nên dù không có tiếng khấc thì Steelseries Apex M750 cũng vẫn rất ồn ào. Switch QX2 có độ nhạy phải nói là cực cao, chỉ cần đi chưa hết 1/3 hành trình là đã nhận được tính hiệu. Điều này chắc chắn sẽ được những game thủ của thể loại bắn súng lưu tâm vì đó là nơi mà thành bại được quyết định chỉ trong một tích tắc và Steelseries Apex M750 cho phép người chơi nắm giữ lợi thế đó.
SteelSeries Apex M750
Giá: 3.300.000 VND
Chiếc bàn phím cơ Vulcan là sự kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mỹ và cơ học. Với Tactile Switch Titan tự phát triển, đảm bảo một bàn phím cực nhanh và cực nhạy. ROCCAT sử dụng các Switch Titan do hãng tự phát triển trên bàn phím Vulcan. Các switch này đã được lượt giảm sự rườm rà cơ khí trong quá trình hoạt động do được sử dụng vật liệu và thành phần có chất lượng cực cao. Điều này cho phép các tổ hợp phím sẽ được nhận biết nhanh hơn 20% so với bàn phím cạnh tranh khác. Các switch có khoảng cách di chuyển 3,6 mm với điểm kích hoạt 1,8 mm, tương tự như switch cơ Cherry Brown.
Các keycap trên Vulcan tạo ra sự khác biệt hoàn toàn với độ mỏng độc nhất, thêm vào đó là khoảng cách điển hình phù hợp, tạo ra một bàn phím kích thước đầy đủ nhưng được rút ngắn chiều cao. Điều này giúp dễ vệ sinh bàn phím, cũng như hiển thị cấu trúc các switch và ánh sáng RGB bên dưới. Những ai thích “khoe hàng” sẽ rất thích điều này. Các keycap cũng được làm lõm một chút như keycap tiêu chuẩn; chúng không phẳng như phím máy tính xách tay, khiến cảm giác gõ phím được chắc chăn, tự tin hơn.
Bàn phím Vulcan có ba phiên bản khác nhau, The Vulcan 80, Vulcan 100 AIMO và Vulcan 120 AIMO với tính năng khác nhau cho mỗi loại, sự khác biệt chính nằm ở đèn nền và tấm đệm tay. Vulcan 80 vẫn được trang vị đèn trên mỗi phím nhưng chỉ giới hạn ở đèn tĩnh màu xanh ngọc khá ấn tượng. Trong khi Vulcan 100/120 sẽ có đèn RGB 16.8 triệu màu trên mỗi phím. Phiên bản 120 sẽ bao gồm tấm đệm tay, trong khi 100/120 thì không. Cuối cùng, Vulcan 80 không có các phím media và núm xoay như phiển bản 100/120.
Roccat Vulcan 120 Aimo
Giá: 4.200.000 VND
Razer Huntsman Elite là một bàn phím cơ tốt với các switch quang mới có tiềm năng sẽ trở thành một thứ đặc biệt trong thế giới gaming gear của chúng ta. Chắc chắn rằng loại switch quang mới của Razer Huntsman Elite sẽ khiến cho làng sản xuất gaming gear và bàn phím cơ trên thế giới phải chú ý.
Điểm thực sự gây thu hút trong Huntsman Elite là switch quang-cơ màu tím của Razer. Các switch của Huntsman Elite tương tự như Cherry MX Blues quen thuộc cũ, với thông tin phản hồi bấm phím rõ ràng và một chút nẩy nhẹ trong hành động chính. Chúng có âm thanh giống như MX Blues cổ điển, nhưng chúng có cảm ứng nhẹ hơn, chỉ cần 45 centi-Newton (cN) lực để hoạt động so với 50cN của Cherry MX Blues. Và switch này được Razer xem là nhẹ nhất thế giới.
Với cơ chế hoạt động thay vì dựa vào các tiếp điện như switch cơ khí để truyền tín hiệu như trong các máy đánh chữ hoặc bàn phím cơ truyền thống; switch quang-cơ của Razer hoạt động thông qua ánh sáng hồng ngoại. Khi bạn kích hoạt switch quang-cơ (1,5 mm hành trình, 45 gram lực tác động), một chùm ánh sáng sẽ gửi tín hiệu từ phần cứng của bàn phím tới máy tính. Sẽ không có gì để nói nếu sự tác động của switch cơ có thể đạt tốc độ 186.000 dặm mỗi giây (tốc độ ánh sáng) như switch quang-cơ Razer này.
Huntsman Elite hoạt động trên phần mềm Synapse 3 của Razer. Có thể nói rằng phần mềm này rất nhiều chức năng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một mặt, phần mềm này cực kỳ đẹp và giải thích rõ ràng mỗi màn hình hoạt động như thế nào khi bạn lướt qua nó lần đầu tiên. Điều này rất hữu ích. Mặt khác, bạn phải nhấp qua nhiều màn hình khá phức tạp chỉ để thực hiện những việc tương đối đơn giản, như thiết lập các profile cho trò chơi hoặc nút reprogram. Bạn có thể liên kết các cấu hình ánh sáng và hiệu năng với từng trò chơi riêng, cũng như các macro chương trình và thay đổi ánh sáng RGB với mức độ khác nhau. Như để thể hiện sự tôn sùng switch quang-cơ màu tím, bạn quyết định cho bàn phím với một ánh sáng màu tím. Nhưng bạn cũng muốn nó tạo hiệu ứng sóng cầu vồng ở mỗi phím mỗi khi gõ.
Razer Huntsman Elite
Giá: 4.500.000 VND
Bàn phím cơ G513 có thiết kế với bề mặt là nhôm anodized, loại nhôm 5052 vốn được sử dụng trong ngành hàng không, sẽ có hai phiên bản màu sắc cho bàn phím gồm màu bạc và màu carbon với những trang bị khác nhau. Đệm tỳ tay sẽ là trang bị đi kèm với bàn phím này, bên ngoài được bọc bằng da cao cấp, Logitech nói người dùng có thể điều chỉnh góc theo ý thích.
Ngoài ra, với G513 thì Logitech còn giới thiệu một switch mới có tên Romer-G Linear bên cạnh Romer-G Tactile và dành cho hai mục đích sử dụng cũng như sở thích của từng người khi dùng bàn phím cơ. Mỗi phím bấm cũng được trang bị đèn LED nhiều màu và có thể được tinh chỉnh cũng như đồng bồ với game đang chơi qua ứng dụng Lightsync RGB.
Logitech G513
Giá: 6.000.000 VND
Là một bàn phím full size, K95 RGB Platinum có đầy đủ các phím thông thường theo layout ANSI 104 nút cùng với các nút media. Phía bên trái là các nút thay đổi profile thiết lập, chỉnh độ sáng đèn LED và khoá WIndows. Thông qua công cụ Corsair Utility Engine, bạn có thể thiết lập lại nút khoá WIndows có thêm chức năng khoá các cụm phím tắt như Alt+Tab, Alt+F4, Shift+Tab để tránh làm gián đoạn quá trình chơi game.
Trang bị cho K95 RGB Platinum là switch Cherry MX Speed xám hiện vẫn đang nằm trong thoả thuận độc quyền của Cherry và Corsair. Phần vỏ của switch được làm hoàn toàn bằng nhựa trong suốt để đèn LED hàn trên bảng mạch có thể hắt lên đều, đẹp hơn. Cherry MX Speed là phiên bản cải tiến của Cherry MX Red với hành trình phím linear, thẳng tuột với cùng lực nhấn 45g.
Công cụ Corsair Utility Engine cung cấp cho người dùng tới 10 hiệu ứng LED khác nhau. Chưa kể, ở chế độ nâng cao Advanced, công cụ này giúp chủ nhân của K95 có thể thiết lập màu đèn của từng phím, thậm chí là các nút media cũng như các nút chức năng ở góc trái phỉa trên. Bộ nhớ trong của K95 RGB có thể lưu tới 3 profile khác nhau với mỗi profile chứa được một hiệu ứng đèn LED và màu sắc. Bởi vậy, kể cả khi rút ra cắm sang máy khác, bạn vẫn có thể ấn nút chuyển profile để đổi qua lại 3 hiệu ứng LED yêu thích nhất của mình.
Như bao bàn phím chơi game đắt tiền khác, Corsair cũng trang bị cho chiếc bàn phím của mình một cổng USB để người dùng có thể cắm các thiết bị lưu trữ hay sạc điện thoại mà không cần phải với tới case. Bởi vậy, K95 RGB có tới 2 dây USB, một để cung cấp nguồn và tín hiệu, một để phục vụ cổng USB mở rộng. Dây kết nối của K95 RGB cũng được bọc vải dù khá chắc chắn. Một điểm trừ của chiếc bàn phím này là tuy đắt tiền, phần tiếp xúc của cổng USB lại không được mạ vàng như các đối thủ khác.
Corsair K95 RGB Platinum
Như vậy qua bài viết này, bạn đọc đã có những thông tin cần thiết để lựa chọn cho mình mẫu bàn phím gaming phù hợp nhất. Nếu bạn là game thủ yêu thích sự trải nghiệm và đã sở hữu case, chuột, màn hình dòng gaming thì bàn phím gaming là phụ kiện không thể bỏ qua. Chúc các bạn sớm sở hữu chiếc bàn phím gaming như mong muốn!
Đăng bởi: Cẩm Lệ Phạm